Mục lục
Bảng đơn vị đo khối lượng là một bảng tập hợp các đơn vị được dùng để đo khối lượng cho các vật thể. Trong bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4, gồm có 7 đơn vị. Tuy nhiên, trên thực tế còn một số đơn vị dùng để đo khối lượng khác nữa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Khối lượng là gì?
Theo Wikipedia, khối lượng vừa là một đặc tính của vật thể vật lý vừa là thước đo khả năng chống lại gia tốc của nó khi một lực ròng được áp dụng. Khối lượng của một vật thể cũng có thể xác định sức mạnh của lực hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác.
Để đo khối lượng dùng gì?
Dụng cụ để đo khối lượng được dùng hiện nay là cân. Có rất nhiều loại cân khác nhau, ví dụ như: cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử,… Tùy thuộc vào khối lượng của các đồ vật để sử dụng các loại cân cho phù hợp.
Dưới đây là đặc điểm của những loại cân khá phổ biến hiện nay:
- Cân điện tử: Thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt, sai số ít, hiển thị kết quả số trên màn hình. Ngoài chức năng đo khối lượng, cân điện tử còn có thể ghi nhớ các số liệu.
- Cân đồng hồ: Dễ sử dụng, bị giới hạn khối lượng đo, ví dụ như cân đồng hồ 5kg, 30kg, 100kg. Cân chịu được va chạm khi di chuyển, độ bền cao, không cần thay pin.
- Cân bàn điện tử: Có giới hạn đo lớn, kết qua đo hiển thị trên màn hình, dễ đọc và độ chính xác cao. Nhìn chung cân bàn điện tử chắc chắn và chịu được va đập.
Đơn vị đo khối lượng là gì?
Đơn vị đo khối lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống quốc tế (SI) là kilogam (kg). Một Kilogam bằng 1000 gam (g). Bên cạnh đó, còn có các đơn vị khác để đo khối lượng của một vật như tấn, tạ, yến,…
Bảng đơn vị đo khối lượng
Trong bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4, có các đơn vị sau đây:
Kí hiệu đơn vị | Cách đọc | Giá trị |
tấn | Tấn | 1 tấn |
tạ | Tạ | =10 tạ |
yến | Yến | =100 yến |
kg | Ki-lô-gam | =1.000 kg |
hg | Héc-tô-gam | =10.000 hg |
dag | Đề-ca-gam | =100.000 dag |
g | Gam | =1.000.000 g |
Để giúp các bạn hiểu hơn về cách chuyển đổi khối lượng giữa các đơn vị đo một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy cùng ihoc.vn xem cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng sau đây.
Cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng nhanh chóng nhất
Một điều cần lưu ý là đối với một đơn vị đo khối lượng này sẽ gấp 10 lần đơn vị đo khối lượng ở sau nó. Ngược lại, một đơn vị đo khối lượng này sẽ gấp 1/10 lần hoặc 0,1 lần đơn vị đo khối lượng ở trước nó. Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ, 1 tạ = 1/10 tấn = 0,1 tấn.
Riêng đối với cách chuyển đổi giữa hai đơn vị gam và mi-li-gam, đơn vị gam sẽ gấp 1000 lần đơn vị mi-li-gam và ngược lại, đơn vị mi-li-gam sẽ gấp 0,001 g.
Để ghi nhớ một cách dễ dàng hơn, cùng xem bảng chuyển đổi dưới đây:
Bài tập tự luyện
Bài 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng sau
- 15 yến = …. kg
- 20 tấn = … g
- 100 tạ = …. hg
- 27 tạ = … dag
- 3 tạ 14 kg = … kg
- 4 tấn 6 kg = … kg
Đáp án: 150kg; 20 000 000 g; 100 000 hg; 270 000 dag; 314 kg; 4 006 kg
Bài 2: Tính các phép tính với các đơn vị đo khối lượng
- 17 kg + 3 kg
- 23 kg + 123 g
- 54 kg x 2
- 1055 g : 5
- 6 tạ 4 yến + 20 kg
- 10kg 34 dag – 5523 g
Đáp án: 20 kg; 23 123 g; 108 kg; 211 g; 66 yến hoặc 660 kg; 4817 g.
Bài 3: So sánh
- 600 g và 60 dag
- 6 kg và 7000 g
- 4 tấn 3 tạ 4 yến và 4370 kg
Đáp án: 600 g = 60 dag; 6 kg < 7000g; 4 tấn 3 tạ 4 yến < 4370 kg
Bài 4: Giải bài toán sau: Một ôtô chuyến trước chở được 4 tấn muối, chuyến sau chở được 2 tạ muối. Hỏi cả hai chuyến xe ô tô đó chở được bao nhiêu yến muối?
Đáp án: Cả hai lần chuyến xe đó chở: 400 yến + 20 yến= 420 yến (đổi về cùng đơn vị đo là yến để tính).
Hy vọng, bài viết về bảng đơn vị đo khối lượng hôm nay của chúng tôi sẽ góp phần vào kho kiến thức tích lũy của bạn. Để giải các dạng bài tập như so sánh, tính, bài giải,… thì hãy học thuộc thứ tự và nhớ thật kỹ các quy luật chuyển đổi của bảng đo khối lượng này.