Bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cách mà các nhà khoa học như Mendeleev hay Meyer liệt kê các nguyên tố hóa học. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khái niệm, ý nghĩa, cách đọc bảng tuần hoàn hóa học trong bài viết dưới đây nhé!

Bảng tuần hoàn là gì?

Bảng tuần hoàn (hay còn được biết đến là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay Bảng tuần hoàn Mendeleev). Là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học theo dạng bảng, dựa trên các số hiệu nguyên tử (còn được gọi là số proton trong hạt nhân hay số Z), cấu hình electron (E) và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.

Các nguyên tố này được biểu diễn theo thứ tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường được đặt cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng bảng tiêu chuẩn gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 hàng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Bảng tuần hoàn hoàn hoá học
Bảng tuần hoàn hoàn hoá học

Dmitri Mendeleev (người Nga) và Julius Lothar Meyer (người Đức) là những người đầu tiên công bố bảng tuần hoàn (BTH) lần lượt theo thứ tự năm 1869 và 1870. Bảng của Mendeleev là phiên bản đầu tiên, tiếp sau đó, năm 1864, bản mở rộng của Meyer cũng được công bố.

Tính đến tháng 9 năm 2021, BTH hóa học có tất cả 118 nguyên tố đã được xác nhận.

Hướng dẫn cách đọc bảng tuần hoàn hóa học

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học lớp 10

Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau. Vì vậy, chúng được xếp thành một cột vì có tính chất hóa học gần giống nhau.

Vậy bảng tuần hoàn có mấy nhóm? BTH được phân loại thành 8 nhóm A (từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (từ IB đến VIIIB). Mỗi nhóm được biểu diễn bằng một cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột. Trong cùng một nhóm, các nguyên tử sẽ có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).

Chu kỳ

Một chu kỳ là một hàng ở trong bảng tuần hoàn hóa học. Trong một chu kỳ tính từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do mỗi nguyên tố đều được thêm vào proton khiến cho electron lớp ngoài bị kéo lại gần hạt nhân hơn. Có tất cả 7 chu kỳ trong BTH các nguyên tố hóa học, chu kỳ 1, 2, 3 gọi là chu kỳ nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kỳ lớn.

Khối

Các vùng khác nhau trên BTH đôi khi được xem là khối theo cách mà các vỏ electron của các nguyên tố được lấp đầy. Mỗi lớp sẽ được đặt tên theo sự sắp xếp các electron cuối cùng trong vỏ. Bảng tuần hoàn hóa học được chia thành 4 khối:

  • Khối s gồm hai nhóm đầu tiên (gồm kim loại kiềm và kiềm thổ) cùng với H và He.
  • Khối p gồm 6 nhóm cuối nhóm A (từ IIIA đến VIIIA), trong đó có tất cả các á kim và một số kim loại và phi kim.
  • Khối d gồm các cột nhóm B (từ IIIB đến IIB trong BTH) và chứa tất cả kim loại chuyển tiếp.
  • Khối f, được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn, gồm những nguyên tố kim loại thuộc các họ Lantan và Actini.

Ô nguyên tố

Ô nguyên tố là nơi chứa các thông tin về số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, nguyên tử khối của nguyên tố hóa học trong ô.

Ô nguyên tố Carbon trong bảng tuần hoàn hoá học
Ô nguyên tố Carbon trong bảng tuần hoàn hoá học

Các thành phần chi tiết của ô nguyên tố trong BTH

  • Số hiệu nguyên tử hay còn được biết là số proton của nguyên tố hóa học, là số proton của một nguyên tử và số điện tích của hạt nhân. Số hiệu nguyên tử có giá trị bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện (Z = P = E). Đặc biệt, nó là cách xác định duy nhất của một nguyên tố hóa học.
  • Nguyên tử khối trung bình: Đa số, các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn đều là hỗn hợp của nhiều đồng vị khác nhau và có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Vì vậy, nguyên tử khối của các nguyên tố này được tính bằng nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp đồng vị đó dựa theo tỉ lệ phần trăm của các nguyên tử tương ứng.
  • Cấu hình electron: Là sự phân bố của các electron ở những trạng thái năng lượng khác nhau trong lớp vỏ nguyên tử hoặc ở những nơi mà có sự xuất hiện của chúng.
  • Độ âm điện: Đây là khả năng hút electron trong quá trình tạo thành các liên kết hóa học. Lưu ý, độ âm điện tỉ lệ thuận với tính phi kim, nếu độ âm điện của nguyên tố càng lớn, tính phi kim càng mạnh và ngược lại.
  • Số oxi hóa: Được viết bằng chữ số thường, số oxi hóa có thể mang dấu + hoặc -, được đặt phía trước và trên các kí hiệu hóa học của các nguyên tố. Nhờ vào số oxi hóa, chúng ta có thể tính được số electron trao đổi khi tham gia phản ứng.
  • Tên nguyên tố: Là tên gọi để phân biệt giữa nguyên tố này với nguyên tố khác, dựa trên số hiệu nguyên tử.
  • Ký hiệu hóa học: Là tên viết tắt của tên nguyên tố hóa học, gồm 1 hoặc 2 chữ cái Latin. Chữ cái đầu tiên trong ký hiệu hóa học thường được quy ước phải viết hoa.

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

  • Khi biết được vị trí của các nguyên tố hóa học trong BTH, chúng ta có thể suy ra được tính chất và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.
  • Ngược lại, khi biết được cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố hóa học, chúng ta có thể suy ra được tính chất và vị trí của nguyên tố hóa học đó trong BTH.

Cách tra cứu BTH hóa học

  • Thông qua internet
  • Qua mục bảng tuần hoàn online trên website ihoc.vn
Xem bảng tuần hoàn online trên website Ihoc.vn
Xem bảng tuần hoàn online trên website Ihoc.vn
  • Thông qua sách giáo khoa hóa học lớp 8 hay lớp 10.
  • Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy BTH các nguyên tố hóa học tại các nhà sách, tiệm sách, tiệm văn phòng phẩm,…

Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiệu quả

  • Nghiên cứu các quy luật của BTH: Nắm được 20 nguyên tố đầu tiên của bảng sẽ biết được quy luật của bảng.

Bảng 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn hóa học Tiếng Anh và Tiếng Việt

Số hiệu nguyên tử (Z)Tên nguyên tố
(Tiếng Việt)
Kí hiệu hóa họcTên nguyên tố hóa học
(Tiếng Anh)
Phiên âm Quốc tếKhối lượng nguyên tố (amu)
1HidroHHydrogen/ˈhaɪdrədʒən/1
2HeliHeHelium/ˈhiːliəm/4
3LitiLiLithium/ˈlɪθiəm/7
4BeriBeBeryllium/bəˈrɪliəm/9
5BoBBoron/ˈbɔːrɒn/
/ˈbɔːrɑːn/
11
6CacbonCCarbon/ˈkɑːbən/
/ˈkɑːrbən/
12
7NitơNNitrogen/ˈnaɪtrədʒən/14
8OxiOOxygen/ˈɒksɪdʒən/
/ˈɑːksɪdʒən/
16
9FloFFluorine/ˈflɔːriːn/
/ˈflʊəriːn/
/ˈflɔːriːn/
/ˈflʊriːn/
19
10NeonNeNeon/ˈniːɒn/
/ˈniːɑːn/
20
11NatriNaSodium/ˈsəʊdiəm/23
12MagieMgMagnesium/mæɡˈniːziəm/24
13NhômAlAluminium/ˌæljəˈmɪniəm/
/ˌæləˈmɪniəm/
/ˌæljəˈmɪniəm/
/ˌæləˈmɪniəm/
27
14SilicSiSilicon/ˈsɪlɪkən/28
15PhotphoPPhosphorus/ˈfɒsfərəs/
/ˈfɑːsfərəs/
31
16Lưu huỳnhSSulfur/ˈsʌlfə(r)/
/ˈsʌlfər/
32
17CloClChlorine/ˈklɔːriːn/35,5
18ArgonArArgon/ˈɑːɡɒn/
/ˈɑːrɡɑːn/
39,9
19KaliKPotassium/pəˈtæsiəm/39
20CanxiCaCalcium/ˈkælsiəm/40
  • In và dán BTH ở những nơi dễ nhận thấy trong không gian học
  • Thường xuyên làm bài tập
  • Ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy tự làm
  • Sử dụng những câu thơ, văn để ghi nhớ vắn tắt như bài ca hóa trị hay các câu nói thuộc lòng như:

“Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi u” tương ứng với câu này sẽ là biểu thị cho các nguyên tố F, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

Hoặc “Lâu nay không rảnh coi phim” tương ứng với các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs, Pr.

Trên đây là một vài thông tin về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hiểu được cách đọc BTH hóa học, biết cách tra cứu và ghi nhớ BTH để hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao điểm số trong các kỳ thi sắp tới nhé.