Mục lục
Thể thơ 7 chữ là một kiến thức quan trọng nằm trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7. Với vần điệu ngắn gọn và đa dạng chủ đề, thể loại thơ này luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc. Vậy, thơ 7 chữ là thể thơ gì? Hãy cùng Thư viện Ihoc khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Khái niệm thơ 7 chữ là thể thơ gì?
Thơ 7 chữ là thể thơ gì? Thể thơ 7 chữ là một dạng thơ đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn học dân tộc. Định dạng chuẩn của thể thơ này là thất ngôn bát cú, bao gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Ngoài ra, còn có thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gồm có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, và dạng tự do không giới hạn số câu, mỗi câu vẫn giữ nguyên 7 chữ.
Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú theo Đường luật có các quy định nghiêm ngặt về luật, niêm, và vần (tuân theo bằng trắc) cũng như có bố cục rõ ràng. Trong quá trình phát triển, các quy định này đã được mở rộng để có thể thể hiện tâm trạng và cảm xúc của tác giả một cách rõ ràng hơn.
Phân loại thơ 7 chữ
Thể thơ 7 chữ 4 câu
Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) là dạng thơ gồm 4 câu, mỗi câu đều có 7 chữ. Trong thể thơ này, các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ các câu 2 và 4 cùng hoặp vần ở chữ cuối. Xuất hiện từ thời kỳ nhà Đường tại Trung Quốc, thể loại thơ này chỉ có tổng cộng 28 chữ trong mỗi bài thơ.
Thể thơ 7 chữ 8 câu
Thể thơ Thất ngôn bát cú (七言八句) là một dạng thơ cổ của Trung Quốc, nhưng chỉ được chuẩn hóa vào thời kỳ nhà Đường. Mỗi bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, tổng cộng chỉ có 56 chữ trong toàn bộ bài thơ. Thể loại thơ này thường được sử dụng trong việc lựa chọn nhân tài trong các kỳ thi cử.
Luật của thể thơ 7 chữ hiện đại
Luật thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt có hai dạng chính là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Đặc biệt, mỗi dạng thơ này đều đi kèm với một “Bảng Luật” là “công thức” căn bản mà các nhà thơ phải tuân theo.
Theo đó, ký hiệu T hoặc t được sử dụng để chỉ luật trắc vần bằng, trong khi ký hiệu B hoặc b được dùng để biểu thị luật bằng vần bằng. Trong “Bảng Luật”, ký hiệu B (huyền hoặc không) được áp dụng cho vần trùng âm, trong khi ký hiệu T (sắc, nặng, hỏi hoặc ngã) được dùng cho vần khác âm.
Phương pháp viết thơ 7 chữ theo quy luật “Trắc vần Bằng”: Thể thơ tứ tuyệt tuân theo quy tắc “Trắc vần Bằng”, có 3 âm vần (không đối) và được quy định cụ thể trong Bảng Luật như sau:
T – T – B – B – T – T – B | (vần) | B – B – T – T – T – B – B | (vần) | B – B – T – T – B – B – TT – T – B – B – T – T – B | (vần) |
Ngoài ra, trong thể thơ này còn có một quy định quan trọng khác, đó là các chữ cuối của các câu 1-2-4 phải cùng vần với nhau, tạo nên sự ăn ý và đồng điệu cho bài thơ. Một ví dụ điển hình là bài thơ “Quê tôi thời thơ ấu” của tác giả Hoàng Thứ Lang, đã thành công áp dụng quy luật này với các câu như sau:
“Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ
Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ
Xuân về nũng nịu đòi mua pháo
Để đón giao thừa thỏa ước mơ”.
Luật làm thơ 7 chữ “Bằng vần Bằng”: Thể thơ tứ tuyệt theo luật “Bằng vần Bằng” có 3 câu không đối, với Bảng Luật như sau:
B – B – T – T – T – B – B | (vần) | T – T – B – B – T – T – B | (vần) | T – T – B – B – B – T – TB – B – T – T – T – B – B | (vần) |
Luật thơ Thất ngôn bát cú
Thất ngôn bát cú là một dạng thơ gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, tổng cộng chỉ 56 chữ. Thể loại thơ này tuân theo 2 luật: luật bằng và luật trắc, và có 2 loại vần: vần bằng và vần trắc. Thông thường, các thi sĩ thích sử dụng luật bằng vần bằng.
Luật bằng vần bằng: đòi hỏi tiếng thứ hai của câu đầu tiên phải là tiếng bằng. Tương tự, các tiếng cuối của các câu 1, 2, 4, 6 và 8 phải có cùng vần với nhau và đều là vần bằng.
Luật trắc vần bằng: yêu cầu tiếng thứ hai của câu đầu tiên phải là tiếng trắc. Ngoài ra, các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.
Bố cục của một bài thơ bát cú:
- Câu đề: Mở đầu bài thơ (câu 1) được gọi là câu phá đề, tiếp theo là câu thừa đề (câu 2).
- Câu trạng: Thể hiện sự giải thích đề tài một cách rõ ràng (câu 3 và 4). Hai câu này còn được gọi là hai câu trạng (có nơi gọi là thuật hay thực).
- Câu luận: Bàn rộng nghĩa đề tài (câu 5 và 6), cũng được gọi là câu luận.
- Câu kết: Tóm tắt ý nghĩa của toàn bài (câu 7 và 8).
- Bài thơ thất ngôn bát cú có thể được chia thành 4 bài tứ tuyệt.
Bài số 1: 4 câu đầu (1-4) Bài số 2: 4 câu cuối (5-8) Bài số 3: 4 câu giữa (3-6) Bài số 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8) |
Qua những thông tin được cung cấp, Ihoc mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thơ 7 chữ là thể thơ gì. Từ đó, bạn cũng có thêm kiến thức về những bài thơ hay thuộc thể loại này và có thể sáng tác ra những bài thơ 7 chữ ý nghĩa để dành tặng cho người thân yêu của mình.