Hệ đào tạo

Khối ngành

Tỉnh/Thành phố

Học viện Âm nhạc Huế - HVA

Học viện Âm nhạc Huế được thành lập ngày 08/11/2007, trụ sở chính của trường được đặt tại Cố đô Huế, đây là một trong 3 trường đào tạo âm nhạc bậc đại học tại Việt Nam. Các chuyên ngành đào tạo của Học viện bao gồm: Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy âm nhạc, Biểu diễn âm nhạc, Nhã nhạc Cung đình Huế.

9
Tốt

Top 3

Học viện Âm nhạc Huế có địa chỉ tại 1 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế thuộc hệ Đại học. Điện thoại: 0234 3819 852

Ưu điểm nổi bậtƯu điểm nổi bật

Giáo viên nước ngoài

Giáo viên nước ngoài

Máy lạnh

Máy lạnh

Máy chiếu

Máy chiếu

Wifi

Wifi

Thư viện

Thư viện

rate Mức độ hài lòng

Giảng viên

9

Tiến bộ bản thân

9

Cơ sở vật chất

9

Thủ tục hành chính

9

Môi trường HT

9

Quan tâm sinh viên

9

Hoạt động ngoại khoá

8

Hài lòng về học phí

7

Cơ hội việc làm

10

Sẵn sàng giới thiệu

8

Mô tảThông tin về trường

Học viện âm nhạc Huế là một trong 3 trường đào tạo âm nhạc bất nhất Việt Nam. Đã đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ, giáo viên, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, nhà nghiên cứu âm nhạc có đóng góp lớn cho sự phát triển và lan rộng của nghệ thuật âm nhạc Việt Nam. Nếu như bạn có niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc và có ước muốn khao khát được trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp có kỹ năng tốt thì không thể bỏ lỡ Học viện âm nhạc Huế.

Thông tin chung về Học viện Âm nhạc Huế

Tên trường: Học viện Âm nhạc Huế

Tên tiếng Anh: Hue Academy of Music

Mã trường: HVA

Địa chỉ: Số 1 đường Lê Lợi – phường Vĩnh Ninh – Thành Phố Huế

SĐT: (84-234) 3819852

Email: vanphonghocvien@gmail.com

Website: http://hocvienamnhachue.edu.vn/

Giới thiệu về Học viện Âm nhạc Huế

Học viện âm nhạc Huế được thành lập vào 8/11/2007 là ngôi trường đào tạo âm nhạc bậc đại học chất lượng tại Việt Nam.Tiền thân của trường Học viện âm nhạc Huế là khoa Âm nhạc của trường Đại học nghệ thuật thuộc Đại học Huế và khoa âm nhạc của trường cũng thuộc trường trung học Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế.

Giới thiệu về Học viện Âm nhạc Huế
Giới thiệu về Học viện Âm nhạc Huế

Mục tiêu kinh tế xã hội

Thông qua những phát triển của các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực âm nhạc, từng bước đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động như biểu diễn nhằm góp phần thúc đẩy, tạo động lực đối với việc phát triển sự nghiệp âm nhạc, văn hoá của tinh hoa nghệ thuật và văn hóa khu vực của miền Trung, Tây Nguyên, và thành phố Huế – Thành phố Festival đặc trưng thứ 2 của Việt Nam, phù hợp với mục tiêu, định hướng chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với khu vực trong giai đoạn mới.

Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá

Tổ chức các cuộc khảo sát, sưu tầm, điền dã để thu thập tài liệu băng đĩa các loại hình biểu diễn âm nhạc và tổ chức sinh hoạt âm nhạc truyền thống của toàn bộ khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hoá Cồng chiêng Tây nguyên, nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu âm nhạc, bảo tồn và phát huy di sản về văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của Thế giới ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tổ chức tổng điều tra, khảo sát và quy hoạch nguồn dân ca dân nhạc cácmi đặc trưng trong toàn khu vực để kịp thời sưu tầm, lưu giữ, phát huy và quảng bá vốn di sản âm nhạc truyền thống của khu vực dưới mọi hình thức và tiến tới việc thành lập Ngân hàng dữ liệu điện tử dân ca dân nhạc, ngành âm nhạc Dân tộc và nhà Bảo tàng âm nhạc Dân tộc học.

Có những kế hoạch triển khai các công trình nghiên cứu khoa học trong Học viện âm nhạc Huế như là biên soạn đề cương môn học, tổ chức biên soạn giáo trình giảng dạy cho giảng viên, đặc biệt đối với giáo trình âm nhạc đồng bào dân tộc thiểu số, âm nhạc truyền thống, dân ca dân nhạc các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Đào tạo

Học viện âm nhạc Huế đã và đang tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực các ngành học âm nhạc bao gồm: Sáng tác âm nhạc, Lý thuyết (trước đây gọi là ngành Lý luận Âm nhạc), Chỉ huy, Biểu diễn các nhạc cụ truyền thống (với các loại nhạc cụ như: Tranh, Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Sáo, Bầu…), Biểu diễn nhạc cụ phương tây (với các chuyên ngành Violon, Cello, Kèn, Guitare, Organ, Piano, Thanh nhạc… ở bậc cao đẳng và đại học, sau đại học theo các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo văn bằng hai, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ và tạo nguồn theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước cũng như yêu cầu của xã hội và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Ngoài các chuyên ngành đào tạo trên, Học viện âm nhạc Huế đã xây dựng thêm các danh mục chương trình đào tạo hệ thống bài bản về Nhã nhạc (Âm nhạc Cung đình) và hệ thống âm nhạc sử dụng trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Biểu diễn

Giao lưu âm nhạc tại Học viện âm nhạc Huế
Giao lưu âm nhạc tại Học viện âm nhạc Huế

Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động của Trung tâm Biểu diễn âm nhạc truyền thống, âm nhạc Cung đình (Nhã Nhạc) và tinh hoa âm nhạc của thế giới, thông qua các Dàn nhạc cụ Dân tộc Tổng hợp và Dàn nhạc Giao hưởng Hợp xướng, theo phương châm: Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh – sinh viên học tập tại đây và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của xã hội.

Đội ngũ cán bộ Học viện Âm nhạc Huế

Học viện âm nhạc Huế đầu từ đào tạo các giảng viên của trường. Ở đây đều là những người có bề dày về kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực âm nhạc.

Học phí Dự kiến trường ​​học viện âm nhạc Huế

Mức học phí của trường sẽ được thay đổi theo từng năm. Bạn có thể tham khảo mức học phí của trường(2022-2023)

Bậc đại học: 12.000.000/năm

Bậc trung cấp: 9.500.000/năm

Giảng viên khoa Thanh nhạc
Giảng viên khoa Thanh nhạc

Cơ sở vật chất

Trường tuy nhỏ nhưng cơ sở vật chất vô cùng chất lượng. Đang tiếp tục hoàn thiện và tu sửa thêm nhiều cơ sở hạ tầng. Trường có nhiều phòng học và dụng cụ thực hành trực tiếp. Hỗ trợ rất tốt cho sinh viên không chỉ nắm chắc về kiến thức mà còn mạnh về thực hành.

Ký túc xá sinh viên Học viện Âm nhạc Huế
Ký túc xá sinh viên Học viện Âm nhạc Huế

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Thời gian thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi: từ 03/4/2023 đến 20/9/2022 (nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Học viện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo, QLKH&HTQT-Học viện Âm nhạc Huế – Số 01 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế).

Thời gian thi tuyển tại Học viện Âm nhạc Huế: Gồm 5 đợt

Đợt 1: từ ngày 25/5 đến 27/5/2023

Đợt 2: từ ngày 27/6 đến 29/6/2023

Đợt 3: từ ngày 25/7 đến 28/7/2023

Đợt 4: từ ngày 24/8 đến 26/8/2023

Đợt 5: từ ngày 26/9 đến 28/9/2023

Hồ sơ đăng ký dự thi

Một túi đựng hồ sơ (theo mẫu của Học viện)

3 ảnh 3×4 mặt sau ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh

Bản sao học bạ THPT

Bằng TN THPT

Bản sao công nhận giấy công chứng đối tượng được ưu tiên (nếu có)

3 phong bì được dán sẵn tem và ghi địa chỉ của người nhận

Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề

Phạm vi tuyển sinh

Trên phạm vi cả nước

Phương thức xét tuyển

Kết hợp thi năng khiếu và xét tuyển học bạ , thi tuyển môn Ngữ văn (không cộng vào điểm xét tuyển mà chỉ xét điều kiện và phải qua được ngưỡng quy định)

Xét tuyển theo môn Ngữ văn thí sinh có thể chọn một trong hai hình thức sau:

Theo điểm tổng kết môn ngữ văn THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn.

Thí sinh bắt buộc thi môn ngữ văn trong 120 phút bằng hình thức thi tự luận

Điều kiện xét tuyển vào trường

Điểm xét tuyển môn ngữ văn trên 5.0 trở lên.

Điểm ngưỡng các môn năng khiếu có thể tham khảo như sau:

Môn Ký xướng âm ngành Âm nhạc học, sáng tác âm nhạc, xướng âm cho các ngành còn lại là 6.0 điểm.

Môn chuyên ngành từ 7.0 trở lên đối với các ngành Thanh nhạc, Piano, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.

Môn chuyên ngành từ 7.0 trở lên đối với ngành Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc.

Các ngành đào tạo

Tên NgànhMã ngành
Âm nhạc học: Âm nhạc dân tộc, Lý luận âm nhạc,Phê bình âm nhạc7210201
Sáng tác âm nhạc7210203
Thanh nhạc7210205
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây7210207
Piano7210208
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống:7210210
Nhạc cụ truyền thống: như đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà,sáo trúc
Âm nhạc di sản: Nhã nhạc (đàn nhị, đàn tam, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, sáo trúc, trống, kèn), đàn – ca Huế (đàn bầu, đàn tranh đàn nhị, đàn nguyệt đàn tỳ bà, sáo trúc, ca Huế), đàn – hát dân ca Việt Nam.

Có nên chọn Học viện Âm nhạc Huế

Học viện Âm nhạc Huế là đang từng bước hoàn thiện hơn về chất lượng đào tạo để phù hợp với xu hướng phát triển thời đại và để bảo tồn văn hóa và di sản của khu vực

Đặc biệt, trường có khoa Âm nhạc di sản chuyên về đào tạo nhạc công đều có mặt trong các di sản âm nhạc đã được UNESCO công nhận.

Bên cạnh đó Trung tâm biểu diễn trực thuộc của trường Học viện Âm nhạc Huế còn là đơn vị chuyên tổ chức các sự kiện âm nhạc, nghệ thuật lớn để giới thiệu đến công chúng trên toàn nước.

Có nên theo học tại Học viện Âm nhạc Huế
Có nên theo học tại Học viện Âm nhạc Huế

Cơ sở vật chất khá là ổn, tuy nhiên vẫn đang dần hoàn thiện lại ký túc xá và nhà ăn dành cho sinh viên để trở nên sang – xịn – mịn hơn để đáp ứng được nhu cầu học tập và sinh hoạt. Đặc biệt khi trời tối các tòa nhà của trường đều hướng ra dòn sông Hương thơ mộng, phủ kín ánh đèn lấp lánh.

Học phí khá ổn định

Hệ trung cấp

HỆ 4 NĂM: Miễn 100% học phí cho thí sinh đang còn học THPT (lớp 10,11,12), giảm 70% học phí cho thí sinh học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Ngoài ra học sinh được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề từ 350.000đ – 400.000đ/tháng tùy theo ngành, chuyên ngành học.

HỆ 6 NĂM: Giảm 70% học phí và được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề 300.000đ/tháng.

HỆ 7 NĂM: Giảm từ 10% đến 50% học phí và được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề từ 150.000đ – 300.000đ/tháng tùy theo ngành, chuyên ngành học.

HỆ 9 NĂM: Giảm từ 10% đến 50% học phí và được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề 150.000đ/tháng đối với ngành Violin.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin chi tiết về Học viện Âm nhạc Huế, mà học ihoc chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được một ngôi trường phù hợp với mình để phát triển tương lai.