Mục lục
Cho Ag + HNO3 đặc đã tạo thành một phản ứng oxi hóa khử giữa bạc và axit nitric đậm đặc, phản ứng tạo ra hiện tượng bạc tan trong dung dịch, xuất hiện khí màu nâu đỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phản ứng hóa học thú vị này trong bài viết nhé.
Phương trình phản ứng Ag + HNO3 đặc
- Ag + 2HNO3 đặc → NO2 (nâu đỏ) + AgNO3 + H2O
Phản ứng cho Ag (Bạc) tác dụng với HNO3 (Axit Nitric) tạo thành AgNO3 (Bạc Nitrat) và NO2 (Nitơ Đioxit) có màu nâu đỏ. Điều kiện để diễn ra phản ứng này là Axit nitric HNO3 phải đậm đặc.
Đối với các kim loại trung bình và yếu như Ag, Cu,…. thì có tính khử yếu, nên có khả năng khử N+5 trong HNO3 xuống N+4 tương ứng trong NO2.
- Có thể bạn cần: Cách tính số oxi hóa
Phương trình phản ứng của Ag + HNO3 loãng
- 3Ag + 4HNO3 loãng → NO + AgNO3 + H2O
Điều kiện phản ứng: Ở nhiệt độ thường, Ag sẽ phản ứng với HNO3 loãng. Khi đó, Ag (chất rắn màu bạc) tan dần trong dung dịch và sủi bọt khí do khí hóa nâu ngoài không khí Nito oxit (NO) sinh ra.
Bản chất của các chất tham gia phản ứng Ag + HNO3 đặc
Bản chất của Ag (Bạc) là gì?
- Trong phản ứng của Ag + HNO3 đặc, Ag đóng vai trò là chất khử.
- Ag là một kim loại quý kém hoạt động, tuy nhiên ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh mẽ.
- Ag không tác dụng với các axit như HCl và H2SO4 loãng, nhưng lại tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, bao gồm HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.
Bản chất của HNO3 (Axit nitric) là gì?
- Trong phản ứng của Ag + HNO3 đặc, HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá.
- HNO3 là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2.
Tính chất hóa học của Ag
Vì Ag là kim loại quý, kém hoạt động, nhưng ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh, Ag có thế điện cực chuẩn (E0Ag+/Ag= + 0,80V).
Ag tác dụng với phi kim
Bạc không bị oxi hóa dù ở trong không khí với nhiệt độ cao.
- Bạn đang xem bài viết của ihoc.vn
Ag tác dụng với ozon
2Ag + O3 → Ag2O + O2
Tác dụng với axit
Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng lại tác dụng được với các axit có tính oxi hóa mạnh gồm HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.
- 3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O
- 2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
Tác dụng với các chất khác
- Bạc có màu đen, khi tiếp xúc với không khí hoặc nước nếu có mặt hidro sunfua (H2S):
4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O
- Bạc tác dụng được với axit HF nếu có mặt oxi già (H2O2)
2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O
2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH
Tính chất hóa học của HNO3
Axit nitric (HNO3) là một mono proton chỉ có một sự phân ly, nên trong dung dịch sẽ bị điện li hoàn toàn thành các ion nitrat NO3− và một proton hydrat (hay còn gọi là ion hidroxoni).
- H3O + HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-
Axit nitric có tính axit
Axit nitric HNO3 có tính chất của một axit bình thường, chính vì vậy có thể làm quỳ tím hóa màu đỏ.
Axit nitric tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ hay muối cacbonat tạo thành các muối nitrat. Ta có các phương trình:
- 2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
- 2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
- 2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
Tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối và kim loại trong hợp chất này chưa phải là hóa trị cao nhất:
- FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
- FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Axit nitric tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước, ví dụ như phản ứng Ag + HNO3 đặc.
- Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO2 + H2O
- Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O
- Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2
- Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)
- Al, Fe, Cr thụ động với HNO3 đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
HNO3 tác dụng với phi kim
Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic S và halogen) tạo thành nitơ oxit (nếu là axit nitric đặc) và oxit nitơ (với axit loãng) và nước, oxit của phi kim.
- C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2
- P + 5HNO3 đặc → 5NO2 + H2O + H3PO4
- 3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O
Tác dụng với hợp chất
- 3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S kết tủa + 2NO + 4H2O
- PbS + 8HNO3 đặc → PbSO4 kết tủa + 8NO2 + 4H2O
- Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với axit nitric HNO3.
Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ
Axit nitric, có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu để loại axit này tiếp xúc với cơ thể của con người.
Bài tập vận dụng liên quan
Bài 1: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ hai hợp chất nào dưới đây:
A. NH3 và O2
B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
C. NaNO3 và H2SO4 đặc.
D. NaNO2 và HCl đặc.
Đáp án: C
Bài 2: Có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau đây trong điều kiện chỉ sử dụng duy nhất HNO3 loãng: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
Bài 3: Trong các nhóm dưới đây, nhóm nào mà HNO3 có phản ứng?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS, Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Đáp án: D
Bài 4: Nhận định nào sau đây là sai ?
A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) có phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân thì đều tạo ra khí amoniac.
D. Hỗn hợp muối nitrat NO3- và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Đáp án: C
Bài 5: Hòa tan 23,2 g hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng một khối lượng vào dung dịch HNO3 (Axit nitric) vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm hai khí NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của khí Z thu được bằng bao nhiêu?
A. 42. B. 38. C. 40,667. D. 35,333.
Đáp án: C
Trên đây là một vài thông tin về phản ứng oxi hóa khử Ag + HNO3 đặc và một vài kiến thức liên quan. Lưu lại ngay những thông tin quan trọng đối với bạn trong bài viết này để giúp ích cho quá trình giải bài tập sắp tới nhé.