Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học – Soạn bài chi tiết theo chương trình Ngữ Văn 7

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học được xem là dạng đề khó đối với học sinh lớp 7. Bởi thể loại này đòi hỏi người viết phải hiểu và cảm nhận tác phẩm một cách nhuần nhuyễn. Tuy nhiên nếu biết cách soạn bài, học sinh vẫn có thể đạt được điểm số cao. Trong bài viết này, ihoc.vn sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để chinh phục thể loại này.

Văn biểu cảm là gì

Văn biểu cảm là thể loại văn học đánh giá, cảm nhận về một chủ thể nào đó thông qua tình cảm, cảm xúc của người viết. Chủ thể trong bài văn biểu cảm có thể là một hiện tượng, con người, khái niệm….

Khác với các thể loại văn học khác như văn nghị luận hay văn giải thích. Khi sử dụng những luận điểm, luận cứ để lập luận khẳng định và giải thích ý nghĩa, tính đúng đắn của một quan điểm, vấn đề nào đó. Dòng văn biểu cảm hướng đến mục tiêu gửi đi thông điệp khơi gợi những suy tư, sự đồng cảm của người đọc bài viết.

Khi trình bày một bài văn biểu cảm, tác giả có thể sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả,… để làm nổi bật vấn đề đang được đề cập. Qua đó có thể bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân một cách chân thật nhất. Dòng văn biểu cảm khá nổi bật trong hoạt động văn chương ở nước ta.

Đây là thể được nhiều người yêu thích giúp người viết bộc lộ cảm xúc của bản thân trước một vấn đề nào đó. Trong một số thể loại văn viết khác, yếu tố biểu cảm cũng thường được nhiều tác giả lồng ghép vào bài văn, để biểu đạt một dụng ý cảm xúc nào đó.

bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là gì

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là khi người viết bộc lộ những cảm xúc cũng như trình bày những sự tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của bản thân về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

Trong chương trình Ngữ Văn THCS hiện nay, các bạn học sinh có cơ hội được tiếp xúc với thể loại văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Với các đề tài chủ yếu là nêu phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ, truyện ngắn, tùy bút hay một bài văn nghị luận.

Dòng văn biểu cảm về một tác phẩm văn học được đánh giá là dạng đề khó. Bởi nó đòi hỏi người viết phải có cảm nhận đúng về tinh thần của tác phẩm văn học cũng như những dụng ý của tác giả. Khi đó mới có thể lĩnh hội tốt tác phẩm, phân tích được những cái hay, cái tài của tác phẩm, tác giả. Từ đó mới khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc.

Đặc điểm của thể loại văn biểu cảm

Ngay trong tên gọi chúng ta cũng đã có thể dễ dàng hình dung về thể loại văn học này. Văn biểu cảm thể hiện nhất quán một cảm xúc, tình cảm của người viết đối với chủ thể được đề cập trong bài viết. Hiểu một cách đơn giản hơn, thể loại này yêu cầu người viết phải bày tỏ thái độ, cảm xúc yêu ghét rõ ràng.

Thông thường, tình cảm trong văn biểu cảm có thể sẽ là tình yêu lứa đôi, thiên nhiên, tổ quốc, con người, sự việc… Là những cảm xúc mà bạn có thể bộc lộ trực tiếp, rõ ràng. Người viết sử dụng ngôn từ có tính biểu cảm cao hay những từ ngữ biểu cảm mang sắc thái yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến,… để bày tỏ điều bản thân muốn nói.

Ngoài ra, đôi khi trong một tác phẩm nào đó chúng ta có thể nhận thấy cách viết văn biểu cảm gián tiếp. Với cách viết này, người viết thường bày tỏ tình cảm của mình thông qua cách gửi gắm vào câu chuyện, hành động tác giả nói trong bài. Dạng bài viết này không thường xuất hiện, bởi nó đòi hỏi người viết phải biết cách miêu tả, lồng ghép nhiều vấn đề lại với nhau trong cùng một tác phẩm.

văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Những lưu ý trong cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học là gì

Đọc kỹ đề bài để xác định đại ý bài viết

Trước khi đặt bút để trình bày với bất cứ một thể loại văn học nào. Chúng ta cũng cần đọc thật kỹ đề bài để tìm được yếu tố chính cần được thể hiện trong bài viết. Qua đó xác định được đại ý của bài viết. Bởi nếu xác định sai mục đích bài viết sẽ rất dễ dẫn đến việc viết sai ý. Hoặc có thể bài viết sẽ lan man không đúng trọng tâm.

Xây dựng mạch cảm xúc xuyên suốt bài viết

Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học là sự trình bày cảm xúc của người viết về tác phẩm. Chính vì vậy, mạch văn xuyên suốt toàn bài viết cần bám vào yêu cầu của đề bài. Để đưa ra những phân tích, lập luận thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. Điều này cần được thể hiện ngay khi bạn đang ở bước lên dàn ý cho bài viết của mình

  • Mở bài: Giới thiệu tổng quát về tác phẩm văn học và hoàn cảnh người viết tiếp xúc với tác phẩm
  • Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ tác phẩm đã gợi lên với bản thân
  • Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm văn học đó

Sử dụng các yếu tố bổ trợ

Người viết có thể khéo léo khi sử dụng các yếu tố tự sự, thuyết minh, miêu tả, nghị luận,… phù hợp và vừa đủ. Để giúp người viết có thể biểu đạt cảm xúc của bản thân một cách nổi bật và sâu sắc về tác phẩm. Đồng thời khơi gợi được sự đồng cảm và cảm xúc của người đọc. Các yếu tố này chỉ mang tính bổ trợ vì vậy đừng nên quá lạm dụng trong bài viết. Sẽ dễ khiến bạn đi sai hướng và lạc đề.

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Gợi ý cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học với các dạng đề bài phổ biến

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm thơ

Xác định yêu cầu đề bài

  • Nêu lên những cảm xúc suy nghĩ của mình khi cảm thụ bài thơ đó.

Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Phải nêu được cảm xúc của người viết đối với cảnh, nhân vật, hình ảnh độc đáo, câu chữ hay trong bài thơ.
  • Nắm vững thời điểm ra đời của tác phẩm, tiểu sử tác giả, nội dung chính và nét đặc sắc về nghệ thuật.
  • Cảm nhận và xây dựng ấn tượng, cảm xúc chung nhất về bài thơ.
  • Đi sâu vào hình ảnh tâm trạng, câu chữ, nhịp điệu mà bài thơ gợi lên cảm xúc và ấn tượng.
  • Tham khảo các ý kiến phân tích, đánh giá bài thơ của người khác để có thể dẫn chứng tăng sức thuyết phục cho bài viết

Lập dàn ý

Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ và cảm nhận chung về nó

Thân bài

  • Cảm xúc về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
  • Cảm nhận về hình ảnh trong bà thơ, tâm trạng của tác giả
  • Cảm nhận và suy nghĩ về câu thơ.
  • Cảm nhận về tiết tấu, nhịp điệu, các biện pháp tu từ
  • Cảm nghĩ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài

Kết bài

  • Bộc lộ trực tiếp tình cảm của người viết
  • Dự cảm về sức sống và sự ảnh hưởng của bài thơ đối với nền văn học nước nhà.

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn xuôi

Xác định yêu cầu đề bài

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn xuôi, nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc tác phẩm

Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Nêu cảm nhận của người viết về chủ đề, tư tưởng, nhân vật (1 – 2 nhân vật chính) và các chi tiết quan trọng của tác phẩm.
  • Dựa vào phần tóm tắt, phân tích nhân vật và chi tiết văn bản để nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
  • Đọc kỹ tác phẩm để nắm chắc thời điểm ra đời, sự liên quan của tác phẩm với các tác phẩm khác của tác giả. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
  • Cảm nhận và ấn tượng chung về tác phẩm, về nhân vật chính của tác phẩm.
  • Phân tích có chiều sâu những cảm xúc ấn tượng nhất xung quanh nhân vật như hành động, ứng xử của nhân vật.
  • Phân tích các chi tiết quan trọng nổi bật của tác phẩm.
  • Bày tỏ thái độ khen chê, tán thành hay phản đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong tác phẩm.
  • Đọc các bài phê bình về tác phẩm để tham khảo

Lập dàn ý

Mở bài

  • Nêu ấn tượng chung của người viết về tác phẩm

Thân bài

  • Suy nghĩ, cảm nhận về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
  • Cảm nhận về hình thức các nhân vật trong tác phẩm.
  • Cảm nhận và suy nghĩ về các nhân vật chính
  • Cảm nhận, suy nghĩ về các chi tiết nổi bật và các biện pháp tu từ được sử dụng trong tác phẩm
  • Cảm nghĩ về nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Kết bài

  • Thể hiện tình cảm của người viết với tác phẩm
  • Dự cảm về sức sống và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với nền văn học nước nhà.

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học

Xác định yêu cầu đề bài

  • Trình bày cảm nghĩ của người viết về một nhân vật văn học

Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật dựa trên chi tiết liên quan đến nhân vật trong tác phẩm, đó sẽ là căn cứ để bộc lộ cảm nghĩ của người viết
  • Cảm xúc của người viết phải chân thật và xuất phát từ những cảm nhận khi đọc tác phẩm
  • Thể hiện rõ thái độ với nhân vật yêu thích, kính phục, cảm thông hay không bằng lòng, khinh ghét
  • Đọc kỹ tác phẩm để nắm chắc hệ thống cốt truyện, tuyến nhân vật, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
  • Tìm hiểu kỹ nhân vật phân tích, ghi nhớ những chi tiết liên quan đến nhân vật như thái độ của tác giả với nhân vật, các tuyến nhân vật khác đánh giá
  • Lưu lại ấn tượng chung về nhân vật, suy nghĩ của người viết về hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật
  • Tham khảo những bài nghiên cứu đặc sắc từ các nhà phê bình văn học

Lập dàn ý

Mở bài

  • Giới thiệu nhân vật xuất hiện trong tác phẩm nào, của tác giả nào
  • Cảm nghĩ chung của người viết về nhân vật

Thân bài

  • Trình bày cảm nhận của người viết về hình dáng, đặc điểm bề ngoài của nhân vật.
  • Trình bày suy nghĩ, cảm xúc về ý nghĩa giá trị của nhân vật

Kết bài

  • Nhấn mạnh ấn tượng về nhân vật
  • Khẳng định cảm xúc suy nghĩ của người viết là chân thực.

Soạn bài cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Đề bài: Cảm nghĩ về bài “Đêm trăng thanh tịnh” (Tĩnh dạ tứ – trang 148 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
  • Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
  • Nội dung chính của bài thơ

Thân bài

  • Tên nhan đề tác phẩm là cảm nghĩ, suy tư trong đêm trăng thanh tĩnh
  • Phân tích cảm nhận của tác giả khi nhìn ánh trăng ngỡ sương phủ.
  • Cảm xúc của tác giả khi ngẩng đầu nhìn ánh trăng, hình ảnh đẹp trong thơ
  • Tâm trạng của tác giả với hình ảnh cúi đầu nhớ cố hương (quê cũ, không chỉ là quê, còn là cảnh, người thân)

Kết bài

  • Ấn tượng bản thân về tác phẩm qua đó nêu bật tình cảm của người viết với quê hương, xứ sở.

Kết luận

Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Để bài văn được truyền cảm hơn, các bạn nên sử dụng một số câu thơ, đoạn văn chính để lập luận dẫn chứng cho bài viết của mình được thuyết phục và giàu cảm xúc hơn. Qua đó khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc.

Tuy nhiên, để làm tốt được thể loại này, điều quan trọng nhất các bạn cần phải đọc thật kỹ bài thơ để cảm nhận trọn vẹn các giá trị nội dung, nghệ thuật mà tác giả đã truyền tải và gửi gắm trong bài viết.

Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi ihoc.vn để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích tiếp theo.