Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn – Hoạt động của các loại lựu đạn được sử dụng phổ biến trong quân đội

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn đã có nhiều sự cải tiến với các phiên bản khác nhau để gia tăng hiệu quả chiến đấu và đảm bảo an toàn cho người kích nổ.

Hãy cùng thư viện học liệu ihoc.vn tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của lựu đạn và nguyên lý hoạt động của một số loại lựu đạn phổ biến vẫn đang được sử dụng trên thế giới.

Lựu đạn là gì?

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn

Lựu đạn là một trong các loại vũ khí được sử dụng phổ biến nhất trong quân đội.

Lựu đạn là hình thức của thuốc nổ được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 1.000 sau Công Nguyên. Cho đến giai đoạn thế giới bước vào thế kỷ thứ 15, 16, người châu Âu cũng đã phát triển được các phiên bản tương tự với “lựu đạn” của người Trung Quốc.

Những loại lựu đạn này đều có chung thiết kế với phần vỏ bằng kim loại và phần ruột rỗng bên trong chứa thuốc súng. Để kích nổ nó, chỉ cần châm ngòi rồi sau đó ném lựu đạn đi. Dây ngòi sau khi cháy hết, ngọn lửa sẽ bén vào trong thuốc súng và làm phát nổ.

 

Do đó mà từ ngày xưa, người ta phải ném nó thật nhanh trước khi nó phát nổ. Nếu chậm và không kịp ném nó ra xa, thì chính người kích nổ sẽ phải nổ tung cùng với thứ vũ khí nguy hiểm chết người này. Vì vậy mà khi sang thế kỷ 18, người ta không còn chuộng loại vũ khí này nữa vì quá nguy hiểm. Tuy nhiên, về sau này, con người đã thực hiện rất nhiều cuộc “tiểu phẫu” khác nhau, dần cải tiến lựu đạn để đảm bảo khả năng an toàn hơn cho người dùng, và hoạt động hiệu quả hơn, thông minh hơn.

Từ “Lựu đạn” được xuất phát dựa theo từ “Pomegranate” trong tiếng Pháp, nghĩa là trái lựu. Theo ghi nhận, từ thế kỷ thứ 16, lính Pháp và một số lính châu Âu khác đã sử dụng những trái bom nhỏ, tròn tròn như quả lựu trong các cuộc chiến. Sở dĩ người ta gọi nó là “Lựu đạn” bởi bên trong nhét đầy thuốc súng giống như các hạt lựu trong quả lựu.

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn

cau tao luu dan

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn được cấu tạo gồm hai phần chính: vật liệu dễ cháy (thuốc súng, chất nổ) và hệ thống đánh lửa (kíp nổ).

Vật liệu dễ cháy

Vật liệu dễ cháy có chức năng tạo ra vụ nổ còn hệ thống đánh lửa sẽ kích cho vật liệu nổ. Ngoài thuốc súng, người ta có thể thay vào đó những loại vật liệu có công dụng bắt cháy và có công dụng tạo nguy hiểm tương tự như:

  • Vật liệu tạo lửa (lựu đạn cháy, gây hiệu ứng cháy lan)
  • Vật liệu tạo khói (lựu đạn khói, hơi cay)
  • Lựu đạn gây lóa mắt (Flashbang)
  • Khí độc…

Hệ thống đánh lửa – Kíp nổ

Kíp nổ cũng tương tụ như vậy mà rất đa dạng, nhưng tựu chung lại thì có thể phân thành 2 loại chính đó là kíp nổ hẹn giờ và kíp nổ va đập/tiếp xúc. Cả hai đều có chung mục đích là kích nổ lựu đạn tuy nhiên, cách thức hoạt động sẽ có sự khác nhau.

Kíp nổ hẹn giờ như tên gọi, là loại kíp nổ sau một khoảng thời gian nhất định, có thể là 4 giây, 7 giây… Nó sẽ đánh lửa làm cho lựu đạn phát nổ.

Trong khi đó, kíp nổ va đập hoạt động theo nguyên tắc, khi xảy ra sự va đập (rơi xuống đất) hay có người đạp lên nó thì lập tức lựu đạn sẽ phát nổ ngay. Loại lựu đạn này có thể không cần sử dụng thuốc súng mà sử dụng vật liệu dạng lỏng. Ví dụ như chất NitroGlycerine hay một số loại hợp chất khác có khả năng đốt cháy khi chịu sự va đập hoặc cọ xát. Do vậy, có thể hiểu bản thân chất lỏng này cũng đã là một kíp nổ.

Ví dụ dễ hiểu dành cho loại lựu đạn va đập này đó là loại “lựu đạn chai” (Molotov cocktail). Lựu đạn Molotov thường dùng một cái lọ hoặc chai nước rỗng. Bên trong sẽ chứa xăng hoặc chất lỏng dễ cháy. Miệng chai sẽ được bịt kín bằng một miếng vải và cho một phần miếng vải nằm ra phía ngoài miệng chai. Khi ta đốt miếng vải phía bên ngoài và quăng nó đi, lựu đạn rơi xuống đất làm cho chai bị vỡ, chất lỏng rơi ra, chạm vào ngọn lửa ở miệng chai và sẽ làm bốc cháy. Tuy nhiên, loại lựu đạn này đều không an toàn, bởi chúng rất dễ nổ trước khi người dùng nó kịp “cao chạy xa bay”. Vì vậy, hiện nay nó đã không còn thông dụng, đặc biệt là khi dùng trong  quân sự .

Một số loại lựu đạn nổi tiếng

cac loai luu dan

Lựu đạn hẹn giờ (Time-delay grenade)

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn hẹn giờ

Đây được biết đến là loại vũ khí thông dụng nhất được sử dụng trong các cuộc chiến hiện nay. Bởi nó có chức năng tiêu diệt hoặc gây sát thương mức độ nặng cho quân địch.

Loại lựu đạn này rất phổ biến trong thế chiến thứ nhất và thứ hai. Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn này khá bền, dễ sử dụng và dễ sản xuất, được thiết kế để khi nổ sẽ phóng ra hàng loạt các mảnh kim loại theo nhiều phía, gia tăng thêm khả năng gây sát thương mức độ cao cho những ai đứng gần. Đó cũng là lý do tại sao lớp vỏ của lựu đạn  trong đặc điểm cấu tạo của lựu đạn này thường có nhiều rãnh để dễ phá mảnh khi nổ. Thông thường, loại lựu đạn này sử dụng theo cơ chế hẹn giờ hóa học (chemical delay mechanism).

Vỏ lựu đạn làm bằng hợp kim gang, bên trong sẽ là hệ thống đánh lửa và kíp nổ hẹn giờ.

 

Nguyên lý hoạt động

Bình thường chốt an toàn có nhiệm vụ giữ không cho mỏ vịt bật lên. Đầu mỏ vịt luôn giữ đuôi kim hỏa và kim hỏa ép lò xo lại. Khi rút chốt an toàn ra, mỏ vịt không bị giữ nữa sẽ rời ra, đầu mỏ vịt rời khỏi đuôi kim hỏa khiến lò xo bung ra, đẩy kim hỏa đập vào mũ đánh lửa để tạo ra lửa đốt cháy dây dẫn hóa học. Khi cháy hết nó sẽ phụt lửa vào kíp nổ và gây nổ.

Mặc dù loại lựu đạn này khá hữu dụng nhưng nó cũng có một số nhược điểm nhất định trong đặc điểm cấu tạo của lựu đạn. Trong đó tính khó lường trước của nó trong đặc điểm cấu tạo của lựu đạn khiến việc sử dụng trở nên nguy hiểm cho người dùng.

Tùy vào loại hóa chất dùng làm dây dẫn cháy chậm mà thời gian phát nổ sẽ dao động từ 2- 6 giây. Chính điều này tạo cho kẻ địch có cơ hội để phản công. Nếu người ném lựu đạn không có sự tính toán đúng thời gian ném và phát nổ. Kẻ địch có thể nhặt lựu đạn trước khi nó phát nổ và ném ngược lại sẽ gây nguy hiểm cho bên mình.

Do đó, người ta đã  phát minh ra một loại lựu đạn khác là lựu đạn va đập, để khỏa lấp phần nhược điểm của lựu đạn hẹn giờ. Tức là nó sẽ phát nổ ngay khi rơi xuống đất hay chạm mạnh vào một vật gì đó.

Lựu đạn va đập (Impact grenade)

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn va đập

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn va đập có hình dáng thiết kế dựa theo kiểu khí động học, gồm có 3 phần: phần đầu (kíp nổ va đập), phần thân và hai cái vây (cánh). Cấu tạo bên trong của nó có nhiều điểm giống tương tự với loại lựu đạn hẹn giờ, nhưng vì cách hoạt động khác nhau nên cơ chế kích nổ của nó cũng vì vậy mà có sự khác biệt.

 

Nguyên lý hoạt động

Bình thường khi còn nằm trong họng súng, lựu đạn luôn ở trạng thái khóa. Kíp nổ nằm ở phần đuôi, bên dưới kíp nổ sẽ là một lò xo đang bị nén lại và giữ chặt bởi hai cái ghim trọng lực. Hai cái ghim này có vai trò giữ không cho lò xo đẩy kíp nổ lên phía trước, búa gõ sẽ vì thế mà không gõ tới được.

Khi khai hỏa, lựu đạn bay ra khỏi nòng, vừa bay vừa xoay vòng. Hình dáng và vị trí của hai cái vây hai bên và những cái rãnh bên trong họng súng. Đã giúp cho lựu đạn có thể xoay vòng trong không trung, tạo ra một lực ly tâm. Khi bay đủ xa, lực ly tâm này sẽ làm cho hai cái ghim trọng lực bị bật ra. Lúc này lò xo bên dưới kíp nổ sẽ bung lên và đẩy kíp nổ về phía trước, hướng về phía búa gõ. Lựu đạn lúc này đã được chuyển sang trạng thái mở và sẽ phát nổ khi búa gõ đập vào kíp nổ.

Trong khi lựu đạn còn bay trên không và chưa rơi xuống, búa gõ sẽ chưa thể đập vào kíp nổ, bởi vì nối giữa phần đầu và phần thân của lựu đạn là hai cái lò xo đã làm cho chúng bị tách nhau ra. Khi lựu đạn rơi xuống đất hoặc chạm mạnh vào một vật thể nào đó. Phần đầu bị tác động với một lực đủ mạnh, khiến cho nó bị thụt vào, hai cái lò xo bị nén lại và búa gõ sẽ đập vào kíp nổ khiến lựu đạn phát nổ.

Lựu đạn khói

Lựu đạn khói trên chiến tranh thường được dùng để làm tín hiệu liên lạc giữa các nhóm người trong các môi trường hoạt động khác nhau có thể nhận thấy nhau:

Trên mặt đất: trong rừng rậm, núi cao…

Giữa mặt đất với máy bay: ra tín hiệu hạ cánh, phát tín hiệu cấp cứu..

Dùng để “tung hỏa mù” che mất tầm nhìn của đối phương để quân ta dễ dàng thoát khỏi vòng vây.

 

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn khói

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn khói có hình dạng ống, thon dài, vỏ được làm bằng kim loại, bên trên và phía dưới đều có nhiều lỗ để thải khói ra ngoài.

Nguyên lý cấu tạo

Có hai loại lựu đạn khói:

Khói màu – để ra tín hiệu

Khói mù – để hạn chế tầm nhìn.

 Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn khói màu chứa từ 250-350 gram hợp chất khói có màu sắc. Thường sẽ là hợp chất Kali Clorat, đường Lactose và chất nhuộm.

Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn mù sử dụng chủ yếu là hợp chất khói HC (HexaChloroEthane/Kẽm) hoặc TA (Terephthalic Acid).

Khói HC rất có hại nếu con người vô tình hít phải vì nó có chứa chất Axít Clohiđric. Ngoài ra loại lựu đạn này còn tạo nhiệt nhiều đến nỗi đủ khả năng làm bỏng hoặc cháy da.

Lựu đạn hơi cay

Vũ khí hóa học này được dùng để dẹp loạn hay giải tán đám đông. Hiện nay vẫn được các bộ phận an ninh sử dụng khá phổ biến. Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn cay có hình dạng tương tự như lựu đạn khói. Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn này gồm bên trong có chứa từ 80 – 120 gram khí gas CS (viết tắt của 2-chlorobenzalmalononitrile), trộn cùng với một hợp chất được dùng trong sản xuất pháo hoa (Pyrotechnic) để tạo ra một làn khói chứa đầy các khí CS. Khi hít phải loại khí này, sẽ làm cho mắt rất cay và rát.

 

Với những chia sẻ từ bài viết này, hy vọng đã cung cấp những thông tin thú vị và hữu ích cho những bạn đang thắc mắc và tò mò về chủ đề này.

Từ khi xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào thế kỷ 16 thời nhà Tống đến nay. Loại vũ khí hóa học này đã có nhiều cải tiến, nhất là khi đến với châu âu, để gia tăng hiệu quả chiến đấu theo mục đích sử dụng. Đặc điểm cấu tạo của lựu đạn ở mỗi phiên bản sẽ có những sự khác nhau thú vị. Lựu đạn F1 mà Việt Nam chúng ta đang sử dụng hiện nay là phiên bản của Liên xô cũ hay Liên Bang Nga ngày nay. Hiểu rõ hơn về các loại lựu đạn, cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào đó về sức mạnh của quân đội các nước trên thế giới