Mục lục
Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, nằm ở phía Nam dãy Bạch Mã nước ta. Có những đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? Hãy cùng ihoc tìm hiểu về dãy núi đặc biệt của nước ta trong bài viết dưới đây nhé.
Một số câu hỏi trắc nghiệm thường gặp về vùng núi Trường Sơn Nam
Câu 1: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Diện tích của đồi núi thấp chiếm phần lớn.
B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng.
C. Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. Cao nhất nước ta.
Trả lời: Đáp án đúng là B. Đặc điểm đúng với vùng núi Trường Sơn Nam là có nhiều cao nguyên xếp tầng.
Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Vùng núi Trường Sơn Nam có sườn phía Đông dốc, sườn phía Tây thoải
B. Khối núi ở hai đầu nâng cao và đồ sộ
C. Vùng núi Trường Sơn Nam có các cao nguyên bazan tương đối bằng phẳng
D. Địa hình không có sự phân bậc
Trả lời: Đáp án đúng là D. Điểm không đúng với vùng núi Trường Sơn Nam là địa hình không có sự phân bậc.
Câu 3: Sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so Trường Sơn Bắc với là:
A. Địa hình cao hơn
B. Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn
C. Hướng núi vòng cung
D. Vùng núi bao gồm các khối núi và cao nguyên
Trả lời: Đáp án đúng là B. Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là Trường Sơn Nam có sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng. Vậy nên, có thể nói tính bất đối xứng giữa hai sườn ở Trường Sơn Nam rõ nét hơn Trường Sơn Bắc.
Câu 4: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ vị trí nào?
A. Sông Mã tới dãy Bạch Mã
B. Nam Sông Mã tới Hoành Sơn
C. Dãy Hoành Sơn tới dãy Bạch Mã
D. Nam Sông Cả tới dãy Bạch Mã
Trả lời: Đáp án đúng là D. Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc BTB) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. Bao gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam (TB – ĐN).
Câu 5: Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí ở đâu?
A. Vùng núi Trường Sơn Nam nằm từ phía nam thung lũng sông Hồng.
B. Vùng núi Trường Sơn Nam nằm từ phía nam dãy Bạch Mã
C. Vùng núi Trường Sơn Nam nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
D. Vùng núi Trường Sơn Nam nằm từ phía nam dãy Hoàng Liên Sơn.
Trả lời: Đáp án đúng là B. Vùng núi Trường Sơn Nam có ranh giới bao gồm mạch núi cuối cùng của Bắc Trung Bộ – dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển. Vì vậy cho nên có thể kết luận rằng vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí nằm từ phía nam dãy Bạch Mã.
Dãy núi Trường Sơn Nam ở đâu?
Trường Sơn Nam là hệ thống các dãy núi, khối núi và gờ núi cao. Làm nhiệm vụ bao bọc phía Đông của Tây Nguyên, chạy dài từ khối núi Ngọc Linh đến mũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam là khối núi Ngọc Linh, dãy núi An Khê, Tây Khánh Hòa, Chư Đju, Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này, đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải có vị trí từ Quảng Nam đến Nha Trang. Phần có địa hình cao từ Kontum trở vào là Khối nâng Kon Tum hay Tây Nguyên.
Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm: đỉnh Ngọc Linh (2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn. Thêm vào đó, hơn mười ngọn khác cao trên 1200m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, bao gồm:
- Ngọc Krinh (2025m)
- Vọng Phu (2051m)
- Chư Yang Sin (2405m)
- Bon Non (1692m)
- Chư Braian (1865m)
- Kon Ka Kinh (1761m)
- M’non Lanlen (1623m)
- M’non Pantar (1644m)
- Và nhiều đỉnh khác.
Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam nước ta?
Hệ sinh thái
Yếu tố môi trường và các nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái của dãy Trường Sơn Nam.
Trường Sơn Nam là “vương quốc” của đá hoa cương với các sườn núi trơ trụi. Ở đây có rất nhiều tảng đá khổng lồ, hình tròn, tím xanh, nằm lô nhô, ngổn ngang, phân bố rải từ chân lên đến đỉnh núi. Phân dị mùa khô, mùa mưa điển hình làm xuất hiện hệ sinh thái rừng khộp duy nhất ở Đông Nam Á, riêng Tây Nguyên diện tích rừng khộp tổng cộng đến 500.000 ngàn ha.
Các vùng rừng núi hay rừng pơ mu quanh các khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh, Kon Cha Rang (Gia Lai), vùng rừng tự nhiên tại các huyện Đắk Tô, Kon Plông, Đăk Glei (Kon Tum). Và còn một số loài động vật như hổ Đông Dương, hươu vàng, mang Trường Sơn, vượn đen má hung, các loài chim cao nguyên Kon Tum.
Khí hậu tại Dãy Trường Sơn Nam
Dãy Trường Sơn Nam nằm ở phía nam đèo Hải Vân đến sông Đà và có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. Vào mùa hè, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào Việt Nam nước ta. Gây ra tình trạng mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Nhưng nó trở nên khô nóng cho vùng ven biển miền Trung và phần phía nam khu vực Tây Bắc khi vượt qua dãy Trường Sơn.
Do địa hình núi Trường Sơn Nam phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở đây rất đa dạng.
Đặc điểm đúng với vùng Trường Sơn Nam?
Đặc điểm của dãy Trường Sơn Nam là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên bazan xếp tầng. Cụ thể, các cao nguyên đất đỏ bazan như Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên có bề mặt bằng phẳng và độ cao xếp tầng từ 500 – 800 – 1000m.
Điều này có thể được giải thích bởi sự di chuyển của các tảng đá lớn trong quá khứ đã tạo ra các cao nguyên xếp tầng. Vùng Trường Sơn Nam còn có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông, Tây của Tây Trường Sơn.
So sánh dãy núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?
Biết được đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam cũng là một kiến thức để làm bài tập so sánh đặc điểm của hai dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Như chúng ta đã biết, dãy núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên cả hai dãy núi này đều gồm các dãy núi song song, so le theo hướng tây bắc – đông nam, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa. Cùng xem chi tiết sự khác nhau của hai dãy núi này qua bảng so sánh sau nhé.
Tiêu chí | Dãy Trường Sơn Nam | Dãy Trường Sơn Bắc |
Về vị trí | Dãy núi Trường Sơn Nam nằm ở phía nam đèo Hải Vân đến sông Đà | Dãy núi Trường Sơn Bắc nằm ở phía nam sông Cả đến đèo Hải Vân |
Về độ cao | Trường Sơn Nam bao gồm các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ (khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ). Nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng về phía đông. | Trường Sơn Bắc là khu vực có núi thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa. |
Hướng các dãy núi | Là hệ thống cánh cung lớn được hợp bởi ba hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam, Bắc – Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Cánh cung lưng lồi ra biển Đông, ôm lấy các cao nguyên rộng lớn ở phía tây. | Có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ đạo, một số dãy núi có hướng Tây – Đông (điển hình là dãy Hoành Sơn). |
Trường Sơn Nam là một dãy núi gắn liền với vùng Tây Nguyên nước ta. Vừa rồi, Bài Giảng Điện Tử cũng đã cùng các bạn tìm hiểu xem thử đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam, vùng núi này khác gì với Trường Sơn Bắc và một vài câu hỏi trắc nghiệm liên quan.