Đơn vị điện trở là gì? Hướng dẫn cách đọc giá trị điện trở

Điện trở là công cụ dùng để cản trở dòng điện và là linh kiện không thể thiếu trong các mạch điện. Đơn vị điện trở là yếu tố không thể thiếu trong các bài tập tính toán về mạch điện. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các đơn vị của điện trở là gì, cách đọc điện trở như thế nào cho đúng nhé.

Điện trở là gì?

Điện trở của một vật là đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật đó theo khái niệm trong điện tử. Đại lượng nghịch đảo của điện trở là độ dẫn điện hay điện dẫn, đặc trưng cho khả năng cho dòng điện chạy qua. Điện trở có một số tính chất tương tự như tính chất của ma sát trong cơ học.

Trên thực tế, điện trở là loại linh kiện quan trọng không thể thiếu trong mạch điện. Điện trở thường có những vạch màu trên thân. Chúng được cấu tạo từ nhiều thành phần và có nhiều hình dạng khác nhau. Công dụng của điện trở là giúp khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết hoặc điều chỉnh cường độ dòng điện (I) qua các thiết bị điện,…

Đơn vị đo điện trở là gì?

Đơn vị đo điện trở là Ohm (ký hiệu là Ω), đây là đơn vị trong hệ SI của điện trở, được đặt theo tên Georg Simon Ohm. Một ohm tương đương với vôn hay ampe. Ngoài ohm ra, thì các điện trở còn có nhiều giá trị lớn nhỏ khác nhau, gồm:

Đơn vị điện trở là Ω (Ohm), mΩ (milliohm), KΩ (kilohm) và MΩ (megaohm). Cụ thể:

1 mΩ = 0.001 Ω hay = 10-3

1 KΩ = 1000 Ω hay = 103

1 MΩ = 1000 KΩ = 1.000.000 Ω hay = 103 KΩ = 106

Như vậy, chúng ta đã biết được rằng đơn vị điện trở là Ôm (Ω) (đây là đơn vị thường dùng nhất của điện trở).

Đơn vị điện trở là
Đơn vị điện trở là Ω

Tìm hiểu công thức tính giá trị điện trở

Công thức tính: R=U/I

Trong đó:

  • U là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đơn vị hiệu điện thế là Vôn (V).
  • I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A).
  • R là điện trở của vật dẫn điện, đơn vị điện trở là Ohm (Ω).

Công cụ đo điện trở

Công cụ đo điện trở là thiết bị dùng để đo giá trị của điện trở, tức là khả năng cản trở dòng điện của một vật liệu hoặc mạch điện. Một số công cụ đo điện trở phổ biến là:

  • Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (DMM): Là công cụ kiểm tra điện được sử dụng rộng rãi, có thể đo nhiều thông số điện khác nhau, như điện áp, dòng điện, tần số, v.v. Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số có độ chính xác cao và dễ sử dụng.
  • Máy đo trở kháng: Là công cụ đo trở kháng trong mạch điện xoay chiều, bao gồm cả điện trở, độ tự cảm và tụ điện. Máy đo trở kháng có thể phân tích các tính chất của các linh kiện và mạch điện.
  • Đồng hồ đo điện trở cách điện: Là công cụ đo giá trị của điện trở cách điện, tức là khả năng ngăn chặn dòng điện chạy qua các vật liệu không dẫn điện. Đồng hồ đo điện trở cách điện có thể kiểm tra và phát hiện lỗi cách điện của các thiết bị và dụng cụ điện.

Cách đọc giá trị điện trở 4 vạch màu và 5 vạch màu

Bảng màu giá trị điện trở

MàuGiá trịSai số
Đen0 
Nâu1 ± 1%
Đỏ2 ±  2%
Cam3 
Vàng4 
Lục5 ±  0.5%
Lam6 ±  0.25%
Tím7 ±  0.1%
Xám8 ±  0.05%
Trắng9 
Hoàng kim  ± 5%
Bạc  ± 10%

Hướng dẫn cách đọc giá trị điện trở có 4 vạch màu

  • Vạch màu thứ nhất (vạch màu 1) là giá trị hàng chục
  • Vạch màu thứ hai (vạch màu 2) là giá trị hàng đơn vị
  • Vạch màu thứ ba (vạch màu 3) là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 (10 mũ vạch màu 3)
  • Vạch màu thứ tư là sai số. Vòng thứ tư hay vòng cuối luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, khi đọc ta hãy bỏ qua trị số của vòng này.
  • Giá trị điện trở = (vạch màu 1)(vạch màu 2) x 10(mũ vạch màu 3)
Hướng dẫn cách đọc điện trở 4 vạch màu
Hướng dẫn cách đọc điện trở 4 vạch màu

Ví dụ: Trên thang điện trở như hình có các vạch màu lần lượt theo thứ tự là vàng, tím, đen, hoàng kim ứng với các số 4, 7 và 0.

Vậy giá trị điện trở lúc này là 47 x 100= 47 (Ω).

Hướng dẫn cách đọc giá trị điện trở có 5 vạch màu

  • Vạch màu thứ nhất (vạch màu 1) là giá trị hàng trăm
  • Vạch màu thứ hai (vạch màu 2) là giá trị hàng chục
  • Vạch màu thứ ba (vạch màu 3) là giá trị hàng đơn vị
  • Vạch màu thứ tư (vạch màu 4) là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 (10 mũ vạch màu 4)
  • Vạch màu thứ năm là sai số của điện trở
  • Giá trị điện trở = (vạch màu 1)(vạch màu 2)(vạch màu 3) x 10(mũ vạch màu 4) + vạch màu 5
Hướng dẫn cách đọc điện trở 5 vạch màu
Hướng dẫn cách đọc điện trở 5 vạch màu

Ví dụ: Một điện trở có các vạch màu lần lượt theo thứ tự là xanh, vàng, đỏ, nâu, nâu ứng với các số là 6, 4, 2, 1, 1.

Vậy giá trị điện trở là 642 x 101 ± 1%= 6420±1%.

Câu hỏi trắc nghiệm về điện trở và đơn vị điện trở là gì?

Câu 1: Điện trở có công dụng là:

A. Phân chia điện áp

B. Ngăn cản dòng một chiều

C. Ngăn cản dòng xoay chiều

D. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện & phân chia điện áp

Câu 2: Đơn vị điện trở là gì?

A. V

B. A

C.

D. mA

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng trong các phát biểu dưới đây?

A. Tụ điện ngăn cản dòng xoay chiều & cho dòng một chiều đi qua.

B. Cuộn cảm ngăn cản dòng một chiều & cho dòng xoay chiều đi qua.

C. Tụ điện ngăn cản dòng một chiều & xoay chiều đi qua.

D. Cuộn cảm ngăn cản dòng xoay chiều & cho dòng một chiều đi qua

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai trong các phát biểu dưới đây?

A. Điện trở dùng để hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện & phân chia điện áp trong mạch điện.

B. Tụ điện có tác dụng ngăn cản dòng điện 1 chiều & cho dòng điện xoay chiều đi qua.

C. Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều & chặn dòng điện cao tần.

D. Điện áp định mức của tụ là trị số điện áp dùng để đặt vào hai cực tụ điện để nó hoạt động một cách bình thường.

Câu 5: Công dụng của điện trở là?

A. Hạn chế dòng điện & phân chia điện áp trong mạch điện

B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện & phân chia điện áp trong mạch điện

C. Điều chỉnh dòng điện & tăng cường điện áp trong mạch điện

D. Tăng cường dòng điện & phân chia điện áp trong mạch điện

Câu 6: Trong các tụ sau, tụ nào phân cực:

A. Tụ xoay

B. Tụ giấy

C. Tụ hóa

D. Tụ mica

Trên đây là một vài kiến thức về điện trở và đơn vị điện trở là gì? Đơn vị của điện trở cũng tương tự như đơn vị của hiệu điện thế hay cường độ dòng điện. Xem thêm về dụng cụ đo hiệu điện thế, điện trở tại website ihoc.vn ngay hôm nay.