Mục lục
- 1 Giới thiệu về khối khí chí tuyến và xích đạo
- 1.1 Định nghĩa
- 1.2 Sự khác nhau giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo
- 1.3 Tại sao hai khối khí chí tuyến và xích đạo lại quan trọng đối với khí hậu và thời tiết trên Trái Đất
- 1.4 Các hiện tượng thời tiết liên quan đến hai khối khí chí tuyến và xích đạo
- 1.5 Các ứng dụng của việc nghiên cứu hai khối khí chí tuyến và xích đạo
- 2 Tìm hiểu giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là gì?
- 3 Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới không?
Hai khối khí chí tuyến và xích đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự báo thời tiết. Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là một hiện tượng thời tiết được hình thành có ảnh hưởng rất nhiều đến nước ta. Xem ngay bài viết dưới đây của ihoc.vn, để biết rõ về hai khối khí này.
Giới thiệu về khối khí chí tuyến và xích đạo
Định nghĩa
Khối khí chí tuyến và xích đạo là hai khối khí quan trọng đối với khí hậu và thời tiết trên Trái Đất. Khối khí chí tuyến là một khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. Trong khi đó, khối khí xích đạo là một khối khí nóng hình thành trên các vùng xích đạo, có nhiệt độ tương đối cao.
Sự khác nhau giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo
Sự khác nhau giữa hai khối khí này là ở vị trí hình thành và phân bố trên Trái Đất. Khối khí chí tuyến hình thành ở các vùng vĩ độ thấp và phân bố ở các vùng này. Trong khi đó, khối khí xích đạo hình thành ở các vùng xích đạo và phân bố ở các vùng này.
Tại sao hai khối khí chí tuyến và xích đạo lại quan trọng đối với khí hậu và thời tiết trên Trái Đất
Hai khối khí chí tuyến và xích đạo quan trọng đối với khí hậu và thời tiết trên Trái Đất vì chúng góp phần điều chỉnh nhiệt độ và áp suất trên Trái Đất. Chúng cũng góp phần tạo ra các hiện tượng thời tiết như gió mùa, bão và áp thấp.
Các hiện tượng thời tiết liên quan đến hai khối khí chí tuyến và xích đạo
Hai khối khí này quan trọng đối với việc điều chỉnh nhiệt độ và áp suất trên Trái Đất. Chúng cũng góp phần tạo ra các hiện tượng thời tiết như gió mùa, bão và áp thấp.
Các ứng dụng của việc nghiên cứu hai khối khí chí tuyến và xích đạo
Việc nghiên cứu hai khối khí chí tuyến và xích đạo có rất nhiều ứng dụng trong việc dự báo thời tiết và khí hậu trên Trái Đất. Các thông tin về hai khối khí này được sử dụng để xây dựng các mô hình dự báo thời tiết và khí hậu. Ngoài ra, việc nghiên cứu hai khối khí này cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hiện tượng thời tiết như gió mùa, bão và áp thấp.
- Có thể bạn quan tâm: Có các loại nhân tố sinh thái nào?
Tìm hiểu giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là gì?
Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là Dải hội tụ nhiệt đới, đây là dải thời tiết xấu. Dài hội tụ nhiệt đới hình thành do sự hội tụ của tín phong 2 bán cầu. Hoặc của tín phong 1 bán cầu với tín phong bán cầu kia vượt xích đạo đổi hướng hay tín phong mỗi bán cầu với đới gió tây xích đạo mở rộng.
- Bạn đang xem bài viết của SGK Online
Những yếu tố ảnh hưởng đến dải hội tụ nhiệt đới:
- Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới: Dải hội tụ hoạt động thường gây ra mưa giông lớn trên diện rộng. Thêm vào đó, khu vực xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới thường có nhiều mây, gây mưa lớn, xuất hiện dông và gió xoáy rất nguy hiểm.
- Dải hội tụ nhiệt đới thường hoạt động trong khu vực nội chị tuyến.
- Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc hay phía Nam đều phụ thuộc vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
- Dải hội tụ nhiệt đới cũng là một dải thấp nên có sự tương tác với vùng thấp ở ngoài biển. Thực tế theo thống kê có 80% bão và áp thấp nhiệt đới được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.
Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới không?
Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với 1 bên là gió Tây Nam và 1 bên là gió tín phong Đông hoặc Đông Nam có nguồn gốc từ Biển Đông – Thái Bình Dương thổi vào. Dải hội tụ này thường ảnh hưởng tới nước ta từ khoảng tháng 6 đến tháng 9.
Ảnh hưởng vào mùa đông
Vào mùa đông khi mà gió tín phong bắc bán cầu hoạt động mạnh vượt qua xích đạo sang nam bán cầu và đổi thành hướng tây bắc hội tụ với gió tín phong nam bán cầu. Do đó dải hội tụ vào mùa đông thường nằm ở phía nam xích đạo.
Ảnh hưởng vào mùa thu và mùa xuân
Vào mùa thu và mùa xuân, khi mà hai đới gió tín phong 2 bán cầu hoạt động ổn định cùng nhau nên dải hội tụ nhiệt đới có xu hướng nằm tại khu vực xích đạo.
Ảnh hưởng vào mùa hè
Vào mùa hè thì dải hội tụ nhiệt đới thường di chuyển từ nam xích đạo lên phía bắc xích đạo do gió tín phong nam bán cầu hoạt động mạnh vượt lên phía bắc xích đạo và hội tụ với gió tín phong bắc bán cầu.
Vào đầu mùa hạ
Gió Tây Nam ở khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương hoạt động mạnh mẽ trên vịnh Ben – Gan. Nó thổi đến nước ta và hội tụ với gió Tín phong Bắc bán cầu, tạo thành dải hội tụ chạy dọc theo hướng kinh tuyến.
Vì gió Tây Nam hoạt động trên vịnh Ben – Gan mạnh mẽ hơn nên đã đẩy gió Tín phong Bắc bán cầu ra xa. Vậy nên dải hội tụ nhiệt đối hoạt động chủ yếu trên khu vực miền Nam nước ta.
Ở nước ta, dải hội tụ nhiệt đới thường gây nên mưa đầu mùa hạ trên phạm vi cả nước. Và gây ra mưa lớn cho 2 khu vực là Nam Bộ và Tây Nguyên. Cũng tại thời điểm này, gây nên mưa tiểu mãn cho khu vực Trung Bộ. Thậm chí còn mang đến gió phơn khô nóng cho khu vực Trung Bộ và phía Nam Tây Bắc, tùy thuộc vào vị trí tương đối của dải hội tụ so với nước ta.
Thời điểm giữa và cuối hạ
Do áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu hoạt động mạnh mẽ nên gió Tín phong Nam bán cầu thổi vượt qua Xích đạo, thổi lệch vào nước ta tạo nên gió mùa Tây Nam. Đồng thời, nó cũng hội tụ với gió Tín phong Bắc bán cầu và hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo chiều của vĩ tuyến.
Sau khi hình thành, dải hội tụ nhiệt đới sẽ gây nên mưa lớn trên phạm vi cả nước, hoạt động chậm dần từ phía Bắc đến Nam theo chuyển động của Mặt Trời. Cụ thể, tháng 8 ở Bắc Bộ, tháng 9, tháng 10 ở khu vực Trung và Nam Bộ.
Như vậy, chúng ta đã biết, giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là dải hội tụ nhiệt đới. Hiện tượng này gây ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết của nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Hy vọng, bài viết này sẽ góp phần giải thích cho các hiện tượng thời tiết ở nước ta.