Lực tiếp xúc là gì? Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

Lực tiếp xúc diễn ra khi có hai vật tiếp xúc và vật này tác dụng lực lên vật kia. Vậy lực nào sau đây là lực tiếp xúc, hãy cùng ihoc tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong bài viết này nhé.

Trắc nghiệm: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

Câu 1: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hay đối tượng) gây ra lực có ….. với vật (hay đối tượng) mà chịu tác dụng của lực.
A. sự tiếp xúc
B. sự va chạm
C. sự đẩy, sự kéo
D. sự tác dụng

Câu 2: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hay đối tượng) gây ra lực ….. với vật (hay đối tượng) mà chịu tác dụng của lực.
A. không có sự tiếp xúc
B. không có sự va chạm
C. không có sự đẩy, sự kéo
D. không có sự tác dụng

Câu 3: Trường hợp nào trong các trường hợp dưới đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Cô gái nâng cử tạ
B. Cầu thủ chuyền bóng
C. Nam châm hút quả bi sắt
D. Cả A và B

Câu 4: Trường hợp nào trong các trường hợp dưới đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
C. Cả A và B
D. Tay cầm một ly nước

Câu 5: Lực nào trong các lực sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt ở trên bàn
B. Lực hút giữa Mặt Trời & Hỏa Tinh
C. Lực của nam châm hút thanh sắt có vị trí đặt cách nó một đoạn.
D. Lực của gió tác dụng lên cánh thuyền buồm

Câu 6: Lực nào trong các lực sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi ta treo quả cân vào lò xo
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng (sút bóng)
C. Lực cầm một quyển sách
D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất & Mặt Trăng

Câu 7: Lực nào trong các lực sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Lực của tay đang giương cung
B. Lực của tay đang mở cánh cửa
C. Lực của nam châm hút lấy viên bi sắt
D. Lực của búa đang đóng đinh ngập vào tường

Câu 8: Lực nào trong các lực sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Trọng lượng của người tác dụng lên chiếc đệm
B. Lực hấp dẫn giữa hai con người với nhau
C. Lực hút của Trái Đất lên mọi đồ vật
D. Cả B & C

Lực nào sau đây là lực tiếp xúc
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc

Câu 9: Trường hợp trong các trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên đang giương cung bắn tên
B. Trọng lực tác dụng lên vật nằm ở trên bàn
C. Lực sĩ đang kéo xe ô tô
D. Vật nặng đang treo ở đầu dưới của một lò xo

Câu 10: Trường hợp nào trong các trường hợp sau liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Bạn Nam đang mở cửa lớp học
B. Vận động viên đang ném một quả tạ
C. Các bạn đang làm một thí nghiệm với thanh nam châm
D. Cả A & B

Câu 11: Trường hợp nào trong các trường hợp sau liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh đang chuyển động xung quanh 1 ngôi sao
B. Một vận động viên nhảy dù rơi tự do trên không trung
C. Thủ môn đang bắt được một bóng trước khung thành
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống

Câu 12: Trường hợp nào trong các trường hợp sau liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên đang nâng tạ
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sàn nhà
C. Giọt mưa đang rơi
D. Bạn Nam đang đóng đinh vào tường

Câu 13: Treo một quả nặng vào một lò xo, khi đó, lò xo sẽ bị …
A. Dãn ra
B. Lực đàn hồi
C. Trong lực
D. Cân bằng lẫn nhau

Câu 14: Điền vào chỗ trống trong câu sau: Một người đang ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của … của người đó, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng.
A. Lực đàn hồi
B. Khối lượng
C. Lực cân bằng
D. Trọng lượng

Câu 15: Gió thổi làm căng cánh của thuyền buồm. Gió đã tác dụng lên cánh thuyền buồm lực nào?
A. Lực căng
B. Lực hút
C. Lực kéo
D. Lực đẩy

Câu 16: Cầu thủ dùng một chân đá vào quả bóng thì:
A. Chỉ có lực của một chân tác dụng vào quả bóng
B. Chỉ có lực của quả bóng tác dụng vào bàn chân
C. Có lực tác dụng vào bóng và lực tác dụng vào chân
D. Không có lực nào xuất hiện

Câu 17: Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm là:
A. Đây là 2 lực cân bằng
B. Trọng lực luôn lớn hơn lực căng của sợi dây
C. Lực căng của dây lớn hơn trọng lực
D. Hai lực cùng phương, cùng chiều nhau

Câu 18: Để nâng 1 tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông 1 …
A. Lực uốn
B. Lực kéo
C. Lực hút
D. Lực nâng

Câu 19: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cánh cửa
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng trên sân
C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt ở trên mặt bàn
D. Lực của gió tác dụng lên cánh thuyền buồm

Câu 20: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo ở trên trần nhà
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi ta treo quả cân vào lò xo
C. Lực của nam châm hút lấy thanh sắt đặt cách nó một đoạn
D. Lực hút giữa Trái Đất & Mặt Trăng

Lý thuyết lực tiếp xúc

Lực tiếp xúc là gì?

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hay đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hay đối tượng) mà chịu tác dụng lực. Hoặc những lực xuất hiện giữa 2 vật khi chúng tiếp xúc nhau gọi là lực tiếp xúc.

Lực tiếp xúc là gì?
Lực tiếp xúc là gì?

Ví dụ về lực tiếp xúc

  • Lực của tay để mở cửa
  • Lực chân cầu thủ đá vào quả bóng, Cầu thủ đá bóng, cầu thủ đẩy quả bóng lên rổ
  • Lực đẩy xe lên dốc
  • Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi ta treo quả cân vào lò xo. Vì lò xo gây ra lực có tiếp xúc với quả cân đang chịu tác dụng của lực.
  • Người thợ rèn đang dùng búa đập vào thanh sắt nung
  • Chạm tay vào gối bông
  • Người ngồi lên ghế sofa
  • Cần kéo kéo hàng
  • Đẩy xe lên dốc
  • Kéo co
  • Lực khi tay bưng bê đồ vật
  • Tay bật công tắc điện

Trên đây, là phần lý thuyết về lực tiếp xúc và một vài ví dụ về lực tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày. Ghi nhớ những kiến thức trên sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập xác định lực nào sau đây là lực tiếp xúc.

Lý thuyết lực không tiếp xúc

Lực không tiếp xúc là gì?

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hay đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hay đối tượng) mà chịu tác dụng của lực.

Lực không tiếp xúc là gì
Lực không tiếp xúc là gì?

Ví dụ về lực không tiếp xúc

Tiếp theo đây là phần ví dụ về lực không tiếp xúc. Tương tự như phần lực tiếp xúc, hãy ghi nhớ các trường hợp sau để làm bài tập xác định lực nào sau đây là lực tiếp xúc và xác định lực nào sau đây là lực không tiếp xúc.

  • Lực mà nam châm hút viên bi sắt, thanh sắt, các vật làm bằng sắt. Khi đưa cực bắc của thanh nam châm này lại gần cực nam của thanh nam châm khác, sẽ có thể cảm nhận có lực hút tác dụng lên hai tay cầm 2 nam châm, dù chúng không chạm vào nhau.
  • Lực trái đất hút quả bị rụng
  • Lực hấp dẫn của Trái Đất (Theo định luật vạn vật hấp dẫn: Trong vũ trụ mọi vật đều hút nhau với 1 lực gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn có thể tác dụng từ xa qua khoảng không gian giữa mọi vật)
  • Gió từ quạt điện khiến tờ giấy bị bay

Trên đây, là thông tin về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc, cũng như các câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề lực nào sau đây là lực tiếp xúc. Hy vọng, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về loại lực này.