Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: dấu son ghi tạc vào lịch sử Việt Nam

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trở thành dấu mốc lịch sử đặc biệt ý nghĩa đối với dân tộc ta. Ngày 5/6/1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville để rời bến cảng Nhà Rồng, bôn ba suốt 30 năm đến với nhiều nơi trên thế giới, để rồi sau đó khi trở về mang theo ánh sáng tự do cho dân tộc.

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Người về cùng với những mùa hòa bình đất nước

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Ngày 5/6/1911, có một chàng thanh niên trẻ lúc ấy lấy tên là Nguyễn Tất Thành lên con tàu Amiral Latouche Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng. Để khởi đầu cho một cuộc hành trình lịch sử, tìm đường cứu nước kéo dài suốt 30 năm. Để rồi sau đó khi con người ấy quay trở về với Tổ Quốc, đã mang về ánh sáng tự do cho dân tộc và những mùa hòa bình ở lại mãi mãi cùng đất nước Việt Nam yêu thương.

Trong vòng 10 năm kể từ ngày ấy, Bác Hồ đã đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân Người in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ.

Con đường “Tìm hình cho Nước” phải đánh đổi với rất nhiều những gian khổ, thử thách. Thế nhưng, chẳng phải là mơ tưởng siêu hình mà nó hiện hữu rất cụ thể.

Con đường mà người đã đi dù phải lần dò từng bước giữa “lửa đỏ và nước lạnh”. Nhưng lại con đường duy nhất, chính xác nhất để mang lại hòa bình cho đất nước. Tôn trọng và hướng đến quyền lợi căn bản nhưng đầy cao cả mà tạo hóa ban cho mỗi con người chúng ta “Quyền tự do, bình đẳng, và được độc lập”.

Đây là con đường giải phóng cho người dân Việt Nam. Nó đã trở thành hệ tư tưởng mà Đảng ta luôn theo theo đuổi, trở thành kim chỉ nam của cả nước, có giá trị vĩnh cửu cho đến mãi về sau này.

 

Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

cang nha rong

Với bất kỳ người dân Việt Nam nào, từ những em bé nhỏ ngay khi học tiểu học, đã được giáo dục về truyền thống đất nước, những dấu ấn lịch sử. Địa danh Bến Nhà Rồng – nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Dường như đã trở thành một biểu tượng sâu đậm. Mà mỗi khi nhắc nhớ về cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Bác. Ai cũng phải một lần nhớ và nhắc ngay đến Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng khởi điểm là thương cảng lớn do Pháp xây dựng vào năm 1864, ngay trên khu vực gần cây cầu Khánh Hội. Hiện nay, bến cảng này thuộc địa chỉ Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Nằm ngay tại cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước, trước mặt là con sông Bạch Đằng lộng gió.

Bến cảng được xếp vào di tích lịch sử, được quy hoạch, trùng tu và xây dựng thêm các tiểu khu để tạo dựng thành Bảo tàng Hồ Chí Minh trang nghiêm, sạch đẹp. Một trong các chi nhánh thuộc hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh trong cả nước. Góp phần tô điểm cho thành phố mang tên Bác thêm phần lung linh, lộng lẫy, nhất là khi Sài Gòn lên đèn.

Hiện nay, bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ và trưng bày với hơn 10.927 tài liệu, hiện vật trong 9 căn phòng được sắp xếp theo từng chủ đề và sự kiện, dòng chảy lịch sử dân tộc với diện tích lên đến 1482,62m2 và hàng trăm hiện vật trưng bày ngoài trời.

Hiện nay, Bến Cảng Nhà Rồng không chỉ là địa chỉ lịch sử lưu giữ những ký ức quý giá về Bác Hồ. Nơi đây còn đang thu hút nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế, trở thành địa chỉ du lịch lịch sử, văn hóa nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người tìm đến đây để cùng hồi tưởng, cùng lắng nghe và cùng chìm trong dòng chảy ký ức để ít nhất một lần theo chân Bác Hồ bôn ba tìm đường cứu nước.

 

Hình tượng Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khắc họa trong tác phẩm văn học nghệ thuật

article 1631174849321234914790

Trong hệ đề tài về Hồ Chủ Tịch, giai đoạn ra đi tìm đường cứu nước của Bác có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các thế hệ văn nghệ sĩ, trong đó có cả những tác giả ngoại quốc. Các tác phẩm nghệ thuật về đề tài này đều chủ yếu hướng đến việc khắc họa chân thật và rõ nét tình yêu nước, nỗi bâng khuâng lưu luyến quê hương và người thân khi chia xa cùng hành trình tìm đường cứu nước đầy gian khổ nhưng rất đỗi tự hào của người thanh niên Nguyễn Tất Thành…

Hình tượng Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thổn thức qua giai điệu âm nhạc

Trong âm nhạc, Thăm bến Nhà Rồng của nhạc sĩ Trần Hoàn là nổi bật hơn cả. Đặt điểm nhìn từ hiện tại, bài hát đã đưa người nghe ngược theo dòng lịch sử để trở về với hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác. Qua đó bày tỏ tấm lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ lớn đối với những công lao của Bác.

Cùng với đó, khắc lên nỗi xót thương khôn nguôi của nhạc sĩ khi Bác đã khuất sau phái ánh dương để “về với thế giới người hiền” mà chưa kịp một lần trở lại thăm miền Nam, thăm lại bến Nhà Rồng như ước nguyện đau đáu lúc cuối đời của Bác

“Bến Nhà Rồng xa xưa vẫn còn đây

Với chiếc cầu tàu nhưng nay Bác ở đâu

Bùi ngùi xót xa về những ngày qua

Lúc cập thuyền ai đã tiễn người đi

Hay chỉ một mình Bác khăn gói biệt li

Bến Nhà Rồng xin ghi tạc dạ chẳng quên

Vì nước quên mình Người dâng cả cuộc đời

Nghe sóng vỗ rì rào mà trào dâng nước mắt

Nhớ lời Người ước hẹn ngày thống nhất vô thăm

Bến Nhà Rồng ôi trăm nhớ ngàn mong

Mãi trông chờ mà chưa thấy Bác về…”

Với những ca từ, giai điệu da diết như được rút ra từ tâm can tác giả. Ngay từ khi ra đời cho đến nay bài hát Thăm bến Nhà Rồng luôn giữ một vị trí vững chắc trong lòng khán giả yêu nhạc cả nước. Bởi sự thổn thức, xúc động mạnh người nghe. Luôn trong Top những ca khúc viết về Bác được yêu thích nhất.

 

Khắc họa hình ảnh Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trong hội họa

Bức tranh sơn dầu “Người đi tìm hình của nước” của họa sĩ Quốc Thắng được xem là bức họa nổi bật nhất. Bức tranh được sắp xếp từng chi tiết tỉ mỉ với bố cục hài hòa, hình khối chắc chắn, khỏe mạnh. Tông màu vàng nâu chủ đạo như nhuốm màu thời gian, dòng chảy lịch sử đất nước những năm đầu thế kỉ XX và toát lên niềm hi vọng.

Bằng tài hoa và đôi bàn tay điêu luyện, tâm huyết. Họa sĩ Quốc Thắng đã đặt để mọi tình cảm, sự kính yêu để nghiên cứu tư liệu kĩ lưỡng. Qua đó, họa sĩ đã làm bật lên được sự cương nghị, quyết tâm trên khuôn mặt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Một người con đang chuẩn bị rời xa quê hương bắt đầu hành trình lịch sử, dẫu người đó biết rằng phía trước mình là vô vàn thách thức và khó khăn nơi “đất khách quê người”.

 

Dòng chảy Nghệ thuật thứ 7 hòa mình vào dòng lịch sử dân tộc

“Hẹn gặp lại Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân, được dựa theo kịch bản phim của nhà văn Sơn Tùng. Nghệ sĩ Tiến Hợi thủ vai Nguyễn Tất Thành, được xem là người diễn viên thành công nhất khi thể hiện vai Bác Hồ của nền nghệ thuật kịch và truyền hình Việt Nam. Bộ phim ra mắt công chúng năm 1990. Cho đến bây giờ, đây vẫn là một trong những tác phẩm rất kinh điển về Bác Hồ.

Phim kể lại những năm tháng Người sống và học tập ở Huế, vào Phan Thiết dạy học, rồi lên Sài Gòn và bước chân ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng với lời hẹn ước cùng người con gái miền Nam Út Vân xinh đẹp, dịu dàng: “Hẹn gặp lại Sài Gòn!”

Ở bộ môn sân khấu, có vở diễn Người cầm lái do nghệ sĩ Tuyết Minh dàn dựng. Thông qua âm nhạc và các điệu múa, đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Công an nhân dân đã làm nổi bật lên hình ảnh chàng trai Nguyễn Tất Thành yêu quê hương tha thiết. Lòng quyết tâm và nung nấu đầy nghị lực, niềm tin trong việc tìm ra con đường để giải phóng dân tộc.

Văn học là kho tàng lưu trữ hình ảnh cuộc đời Bác

Nằm trong mạch tư tưởng khắc họa chân dung cuộc đời Bác. Thông qua những vần thơ xúc động, giàu hình ảnh ẩn chứa tính biểu tượng cao, dòng chảy cảm xúc dạt dào. Các thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã cho ra đời hàng chục ngàn tác phẩm xuyên suốt với hành trình lịch sử dân tộc, đất nước, gắn liền với hình tượng chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Các tác phẩm văn học tập trung xoay quanh các đề tài chủ yếu: khắc họa tình yêu nước, nỗi bâng khuâng lưu luyến quê hương và người thân khi chia xa cùng hành trình tìm đường cứu nước của Bác. Tựu chung lại, các tác phẩm đều khẳng định một cách mạnh mẽ hành trình ấy là lựa chọn lịch sử, đúng đắn của dân tộc.

 

Với tình yêu dành cho Bác, chúng ta tin tưởng rằng trong tương lai sẽ còn tiếp tục xuất hiện những tác phẩm hay về đề tài này. Được đến từ những thế hệ trẻ, tương lai mới của đất nước. Luôn chung dòng máu tự hào về lịch sử đất nước và tình yêu bất diệt cho Bác Hồ –  Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Các tác phẩm văn học tiêu biểu phải nhắc đến trong đề tài này chắc chắn sẽ phải là”

  • “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên
  • “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu
  • “Một người” của nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ
  • “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước sẽ mãi mãi là một dấu son ghi tạc vào lịch sử Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, những chia sẻ từ thư viện học tập ihoc.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử này. Những kiến thức và hiểu biết xoay quanh sự kiện này sẽ giúp chúng ta tự hào hơn về lịch sử vĩ đại của đất nước và công lao to lớn của Bác đối với nền độc lập dân tộc.

Nếu có dịp, bạn hãy 1 lần đến thăm bến Cảng Nhà Rồng ngay tại thành phố mang tên Bác để thêm yêu và thêm tự hào hơn về dòng máu “con rồng cháu tiên” đang chảy tràn trong người mình nhé!