Mục lục
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch – Đây là 3 loại mạch máu cực kỳ quan trọng ở người. Tuy vậy, nhưng đôi lúc 3 loại mạch máu này cũng sẽ bị tổn thương bởi những tác nhân vô ý hay có chủ ý. Bài viết dưới đây của ihoc.vn sẽ giúp các bạn biết được chảy máu tĩnh mạch có đặc điểm gì, biểu hiện của chảy máu tĩnh mạch, động mạch và mao mạch.
Theo các bạn, chảy máu tĩnh mạch có đặc điểm gì?
Chảy máu tĩnh mạch là tình trạng máu chảy ra ngoài từ các tĩnh mạch, những mạch máu đưa máu kém oxy từ các mô trong cơ thể về tim. Chảy máu tĩnh mạch có đặc điểm như sau:
- Máu chảy chậm hơn, có lúc chỉ tạo thành các rỉ máu.
- Máu có màu đỏ sẫm hoặc hơi xanh, do đã khử oxy.
- Vết thương thường nằm ở ngay đường đi của tĩnh mạch.
- Có thể có tụ máu xung quanh vết thương.
- Có thể có các triệu chứng kèm theo như da niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp tụt, chóng mặt, ngất xỉu….
Chảy máu tĩnh mạch là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp, nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ra thiếu máu, nhiễm trùng, hoại tử chi….
Cách xử lý khi chảy máu tĩnh mạch là gì?
Tổng quát
- Nâng cao vị trí bị chảy máu cao hơn tim để giảm lượng máu chảy ra.
- Dùng băng gạc hoặc vải sạch để ép lên vết thương và giữ cho áp lực đều.
- Nếu có thể, dùng băng ép hoặc dây buộc để buộc ở phía trên vết thương, khoảng 5cm, để ngăn máu chảy về phía vết thương.
- Đưa người bị chảy máu đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị và khâu vết thương
Cách sơ cứu vết thương khi xảy ra chảy máu tĩnh mạch hoặc mao mạch
- Đầu tiên, mang một đôi găng tay cao su nếu không có găng tay, hãy bọc tay vào túi nhựa hoặc nhiều lớp vải sạch.
- Sau đó, hãy tìm vết thương. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể cởi hoặc cắt quần áo của người bệnh để lộ rõ vết thương cần sơ cứu. Nếu có thể, hãy nâng cao vết thương lên trên tim của người bệnh để giảm lượng máu chảy ra.
- Tiếp theo, hãy đặt gạc hoặc vải sạch lên vết thương. Trong trường hợp không có gạc hay vải sạch, đồng thời kích thước của vết thương nhỏ, hãy dùng ngón tay. Nếu vết thương có kích thước lớn, hãy dùng lòng bàn tay. Hãy bịt chặt và chắc chắn vết thương trong ít nhất 5 phút.
- Có thể sát trùng vết thương bằng nước sạch, hoặc cồn, nước muối sinh lý nếu có sẵn.
- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy trong 10 phút, hãy đặt thêm một miếng vải lên trên vết thương. Tránh cởi bỏ lớp vải đã ép đầu tiên, vì việc này có thể làm gián đoạn quá trình đông máu.
- Gọi ngay 115 hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu máu không ngừng chảy, chảy quá nhiều máu hoặc người đó bị bất tỉnh.
- Chảy máu tĩnh mạch thường dễ kiểm soát hơn so với chảy máu động mạch. Tuy nhiên, nếu tĩnh mạch rất sâu, máu khó cầm được thì chúng ta không nên chủ quan và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể.
Trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được các đặc điểm chảy máu tĩnh mạch hay chảy máu tĩnh mạch có đặc điểm gì? Cũng như cách xử lý khi bị chảy máu tĩnh mạch và mao mạch. Cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao chảy máu lại nguy hiểm trong phần dưới đây nhé.
Vì sao các vết thương ở mạch máu lại nguy hiểm?
Mạch máu đóng vai trò vô cùng quan trọng, được ví như những “con đường” của hệ thống tuần hoàn cơ thể, giúp dẫn máu đến các bộ phận trong cơ thể người. Máu có chứa các thành phần quan trọng như oxy, chất dinh dưỡng… giúp cung cấp, nuôi dưỡng và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể.
Các vết thương mạch máu sẽ làm gián đoạn những con đường vận chuyển này. Đặc biệt là những vết thương mạch máu lớn có thể làm gián đoạn hoàn toàn tuần hoàn của cơ thể. Từ đó, gây ra những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu não, thiếu máu tạng, hoại tử chi, suy đa cơ quan,…
Hơn nữa, những vết thương chảy máu tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch thường là vết thương hở. Đây chính là điều kiện để các con vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, uốn ván hay hoại thư sinh hơi… Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dần đi đến sốc mất máu và tử vong nhanh chóng.
Phân biệt chảy máu tĩnh mạch, động mạch và mao mạch
Chảy máu tĩnh mạch
Tĩnh mạch là mạch máu làm nhiệm vụ mang máu thiếu oxy trở về tim. Chính vì vậy, máu tại tĩnh mạch thường có màu đỏ sẫm (máu không còn oxy) hoặc hơi xanh. Đây cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi chảy máu tĩnh mạch có đặc điểm gì?
Bên cạnh đó, người ta cũng dựa vào các đặc điểm khác để phân biệt chảy máu tĩnh mạch với động mạch. Cụ thể như huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp ở động mạch nên nếu có chấn thương ở tĩnh mạch thì máu cũng chảy ra chậm hơn. Tuy nhiên, nếu là vết thương lớn và sâu thì máu cũng chảy ra nhiều và ồ ạt như ở động mạch.
Chảy máu động mạch
Động mạch của con người có chức năng mang máu có oxy đi từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Sau đó, oxy sẽ được các cơ quan hấp thụ và các tĩnh mạch sẽ mang máu thiếu oxy trở về tim.
Khi động mạch bị thương thì có biểu hiện chảy máu rõ ràng và nghiêm trong hơn nhiều so với tĩnh mạch. Trong một thời gian ngắn, máu sẽ chảy ồ ạt, liên tục, máu phun mạnh, chảy thành tia, gây mất một lượng máu lớn.
Máu ở động mạch thường có màu đỏ tươi (được cung cấp nhiều oxy). Tuy nhiên, cách tốt nhất để xác định máu chảy là thông qua vị trí và áp lực của vết thương. Bởi đôi khi, người ta khó phân biệt được màu máu.
So với khi có biểu hiện chảy máu tĩnh mạch, chảy máu động mạch khó kiểm soát hơn. Lực đập của mỗi nhịp tim cũng có thể làm gián đoạn quá trình đông máu, dẫn đến mất nhiều máu hơn.
Chảy máu mao mạch
Mao mạch là những mạch máu có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể, đường kính chỉ từ 5 – 10 μm. Chúng có vị trí ở gần bề mặt da, cũng như các cơ quan bên trong như mắt và phổi. Chảy máu mao mạch là loại chảy máu phổ biến nhất ở con người.
Khi bị tổn thương, máu mao mạch sẽ rỉ ra hoặc nhỏ giọt khi ra khỏi cơ thể. Khi mới bị thương, ban đầu máu có thể chảy rất nhanh, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng chậm lại thành giọt nhỏ và thông thường có thể dễ kiểm soát. Thông thường, chảy máu mao mạch sẽ tự ngừng lại.
Dù là động mạch, tĩnh mạch, hay mao mạch thì cũng đều là những mạch máu, đóng vai trò vận chuyển máu, các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn biết chảy máu tĩnh mạch là gì hay chảy máu tĩnh mạch có đặc điểm gì, các cách xử lý khi chảy máu tĩnh mạch. Đồng thời phân biệt được chảy máu tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của SGK Online.
- Có thể bạn chưa biết: Nhân giống vô tính là gì? Có loại phương pháp nhân giống vô tính