Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/ihoc/domains/ihoc.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Nhân giống vô tính là gì? Có loại phương pháp nhân giống vô tính - ihoc.vn

Nhân giống vô tính là gì? Có loại phương pháp nhân giống vô tính

Phương pháp nhân giống vô tính là gì? Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính? Đây là các câu hỏi rất dễ gặp phải khi học KHTN 7. Để trả lời các câu hỏi trên, mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của ihoc.vn nhé.

Nhân giống vô tính là gì?

Nhân giống vô tính là phương pháp mà cây con được hình thành từ một bộ phận cơ quan sinh trưởng (có thể là thân, lá hay rễ) của cây mẹ.

Thực vật có một số cơ chế để sinh sản vô tính hay sinh dưỡng, vì vậy, chúng đã được áp dụng trong nhân giống khi trồng trọt. Có thể sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng như nuôi cấy mô hay ghép mô. Nhằm mục đích tạo ra những cây con giống hệt với cây bố mẹ. Sinh sản sinh dưỡng thường sử dụng các bộ phận của cây như rễ cây, thân cây hay lá cây.

Nhân giống vô tính là gì
Nhân giống vô tính là gì?

Phân biệt nhân giống vô tính và hữu tính

Nhân giống vô tính và hữu tính là hai hình thực nhân giống cây trồng phổ biến ở thực vật. Ta có thể phân biệt hai hình thức nhân giống này như sau:

  • Nhân giống vô tính là gì?: Là hình thức sinh sản mà cây con được hình thành từ một bộ phận cơ quan sinh dưỡng (như rễ, thân, lá) của cây mẹ, không qua sự kết hợp của giao tử. Cây con có đặc tính di truyền giống hệt cây mẹ, không có biến dị. Nhân giống vô tính có nhiều phương pháp, như giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô…
  • Nhân giống hữu tính là gì?: Là hình thức sinh sản mà cây con được hình thành từ hạt, qua sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Cây con có đặc tính di truyền khác biệt với cây mẹ, có biến dị. Nhân giống hữu tính có một phương pháp duy nhất là gieo hạt.

Có mấy phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật?

Hiện nay, có 4 phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, bao gồm giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy mô. Hãy cùng SGK Online tìm hiểu chi tiết về 4 phương pháp nhân giống vô tính này sau đây.

Phương pháp chiết cành

Là cách cắt một phần cành của cây mẹ, gắn vào một phần cành của cây khác (gọi là cây chủ) để hai phần cành liên kết với nhau và ra rễ chung. Phương pháp này dùng cho các loại cây có khả năng liên kết tốt với nhau, như cam quýt, xoài, vải…

Phương pháp chiết cành
Phương pháp chiết cành

Cách chiết cành trong nhân giống vô tính là gì:

  • B1: Cắt khoanh vỏ
    Khoanh 2 vòng vỏ quanh cành chiết (khoảng cách giữa 2 vòng là 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết). Sau đó, tiến hành bóc vỏ và cạo sạch các lớp tế bào dính trên lõi gỗ.
  • B2: Bó bầu
    Sau khi cắt khoanh vỏ, để khô nhựa cây (vài giờ đến vài ngày tùy loại cây) rồi thực hiện bó bầu. Trước khi bó bầu có thể thêm chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin n) nếu cần thiết. Nguyên liệu để làm bó bầu bao gồm rễ bèo Nhật Bản đã phơi khô + phân chuồng + đất phù sa. Sau khi phủ kín vết cắt, dùng giấy polyetylen bọc ngoài, buộc kín hai đầu, tưới nước để giữ độ ẩm cao cho bầu trong suốt quá trình ra rễ ở cành chiết.
  • B3: Cắt cành chiết
    Khi thấy rễ ra nhiều ở bầu và bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu, thì ta tiến hành cắt rời cành khỏi cây mẹ (chỗ cắt cách bầu khoảng 2 cm về phía dưới cành. Sau đó đem trồng ở vườn ươm và tiếp tục quan sát và chăm sóc cây con.

Phương pháp giâm cành

Là cách cắt một phần cành của cây mẹ, đặt vào đất hoặc nước để ra rễ và trở thành cây con. Phương pháp này dùng cho các loại cây có khả năng ra rễ dễ dàng từ cành, như hoa hồng, cây sung, cây bưởi, cây mít…

Phương pháp giâm cành
Phương pháp giâm cành

Cách giâm cành đúng và hiệu quả:

  • B1: Cắt cành
    Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 – 15 cm các cành bánh tẻ (cành không non quá và cũng không già quá)
  • B2: Giâm cành
    Cắm trực tiếp cành đã cắt, hoặc xử lý bằng chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin n), sau đó cắm vào nền giâm.
  • B3: Chuyển cây vào vườn ươm
    Khi rễ cây mọc ra nhiều và đủ dài ở các cành giâm, ta chuyển cây vào vườn ươm để quan sát tiếp và chăm sóc.
  • B4: Đưa cây vào trồng đại trà
    Khi cây đã đủ rễ và lá, tiến hành đưa cây vào trồng đại trà.

Phương pháp ghép cành

Là cách cắt một phần cành của cây mẹ (gọi là nhánh ghép), gắn vào một phần thân của cây khác (gọi là gốc ghép) để hai phần liên kết với nhau và trở thành một cây mới. Phương pháp này dùng cho các loại cây có khả năng liên kết tốt với nhau và có đặc điểm mong muốn khác nhau, như hoa lan, hoa mai…

Ghép cành
Phương pháp Ghép cành

Các bước ghép cành trong nhân giống vô tính là gì:

  • B1: Chăm sóc cây con trước khi ghép
    Trước khi ghép 1 – 2 tuần hãy tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt nhất có thể.
  • B2: Chọn cành, mắt ghép tốt
    Cành ghép được lấy từ vườn chuyên ghép cành hoặc vườn sản xuất với những giống mang đầy đủ các đặc tính của cây muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép cần chọn phù hợp tùy thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện di chuyển xa, cần thực hiện tốt công tác bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.
  • B3: Chọn thời vụ ghép tốt
    Trong điều kiện khí hậu ở nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu.
  • B4: Thao tác kỹ thuật ghép
    Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh chóng, đúng kỹ thuật và chuẩn xác.
  • B5: Chăm sóc cây con sau khi ghép
    Tất cả các khâu kỹ thuật từ cắt mở phần dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, cắt tỉa mầm dại, tưới nước, làm cỏ, bón phân, tạo hình, phòng trừ sâu bệnh hại đều cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.

Phương pháp nuôi cấy mô

Phương pháp nuôi cấy mô trong nhân giống vô tính là gì? Đây là cách lấy một tế bào hay một nhóm tế bào từ các bộ phận của thực vật (như lá, thân, rễ, hoa…) nuôi trong ống nghiệm với dung dịch dinh dưỡng và chất kích thích để tạo thành cây mới. Phương pháp này dùng cho các loại cây quý hiếm, có giá trị kinh tế cao hoặc khó nhân giống theo các phương pháp khác.

Phương pháp nuôi cầy mô
Phương pháp nuôi cầy mô trong nhân giống vô tính là gì?

Ví dụ: Cây thuốc lá, cây khoai môn, cây cà phê, cây tùng bách,…

Có sở khoa học của nhân giống vô tính là gì?

Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính là dựa trên khả năng tái sinh của các cơ quan sinh dưỡng (như rễ, thân, lá) của thực vật. Mỗi cơ quan sinh dưỡng đều chứa đầy đủ thông tin di truyền của cây mẹ, nên khi được cung cấp điều kiện thích hợp, có thể phát triển thành cây con giống hệt cây mẹ.

So sánh các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật

Phương phápĐặc điểmƯu điểmNhược điểmVí dụ nhân giống vô tính
Giâm cànhCắt một phần cành của cây mẹ, đặt vào đất hoặc nước để ra rễ và trở thành cây conDễ thực hiện, ít tốn kém, bảo tồn được đặc tính di truyền của cây mẹSố lượng cây con ít, dễ bị nhiễm bệnh từ đất hoặcCây mía, cây sắn (khoai mì), thuốc bỏng, hoa hồng, cây chè,…
Chiết cànhCắt một phần cành của cây mẹ, gắn vào một phần cành của cây khác để hai phần cành liên kết với nhau và ra rễ chungCắt một phần cành của cây mẹ, gắn vào một phần cành của cây khác để hai phần cành liên kết với nhau và ra rễ chungKhó thực hiện, yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ áp dụng được cho các loại cây có khả năng liên kết tốt với nhauCam, bưởi, hoa đào, hoa hồng, xoài,…
Ghép cànhCắt một phần cành của cây mẹ (nhánh ghép), gắn vào một phần thân của cây khác (gốc ghép) để hai phần liên kết với nhau và trở thành một cây mớiTạo được các loại cây mới có đặc điểm mong muốn khác nhau từ hai loại cây khác biệt, bảo tồn được đặc tính di truyền của nhánh ghépKhó thực hiện, yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ áp dụng được cho các loại cây có khả năng liên kết tốt với nhauHoa giấy, hoa hồng,…

Trên đây là một vài thông tin để trả lời cho câu hỏi có những phương pháp nhân giống vô tính nào, cách phân biệt nhân giống vô tính và hữu tính… Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhân giống vô tính là gì ở thực vật. Cảm ơn bạn đã xem!