Hệ đào tạo

Khối ngành

Tỉnh/Thành phố

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC)

Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền là cái nôi đào tạo ra nhiều MC, nhà báo hàng đầu Việt Nam và nhiều ngành nghề khác. Nếu bạn là người có đam mê với viết lách, yêu thích báo chí chính luận thì AJC là ngôi trường tuyệt vời để bạn gửi gắm ước mơ.

8.4
Tốt

Top 10

Ưu điểm nổi bậtƯu điểm nổi bật

Giáo viên nước ngoài

Giáo viên nước ngoài

Máy lạnh

Máy lạnh

Máy chiếu

Máy chiếu

Wifi

Wifi

Thư viện

Thư viện

rate Mức độ hài lòng

Giảng viên

8

Tiến bộ bản thân

8

Cơ sở vật chất

8

Thủ tục hành chính

8

Môi trường HT

8

Quan tâm sinh viên

8

Hoạt động ngoại khoá

8

Hài lòng về học phí

8

Cơ hội việc làm

8

Sẵn sàng giới thiệu

8

Mô tảThông tin về trường

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một ngôi trường đào tạo bài bản ngành báo chí hàng đầu Việt Nam luôn luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ làm mê mẩn các bạn trẻ. Cùng Giáo án điện tử tìm hiểu về ngôi trường này có gì đặc biệt nhé.

Thông tin chung về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tê đầy đủ: Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Tên viết tắt: AJC – Academy of Journalism and Communication)

Nằm tại địa chỉ: Số 36 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trang web: https://ajc.hcma.vn/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/ajc.edu.vn

Mã tuyển sinh: HBT

Giới thiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền AJC

Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền là cái nôi đào tạo ra nhiều MC, nhà báo hàng đầu Việt Nam và nhiều ngành nghề khác. Nếu bạn là người có đam mê với viết lách, yêu thích báo chí chính luận thì AJC là ngôi trường tuyệt vời để bạn gửi gắm ước mơ.

Giới thiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền AJC
Giới thiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền AJC

Lịch sử hình thành AJC

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962, trên cơ sở hợp nhất 3 trường là trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Đại học Nhân dân và trường Tuyên huấn theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III. 

Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 406-HĐBT công nhận Trường là trường đại học. Kể từ đây Trường vừa là một trường Đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam, vừa là trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương.

Ngày 10/03/1993, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành quyết định số 61 QĐ/TW, công nhận Trường trở thành trường đại học trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trong suốt 60 năm hoạt động, AJC đã nhiều lần thay đổi tên gọi như:

  • Trường Tuyên giáo Trung ương (từ năm 1962–1969)
  • Năm 1970–1983 đổi tên thành Trường Tuyên huấn Trung Ương
  • Trường Tuyên huấn Trung ương I ( từ năm 1984–2/1990) hợp nhất trường Tuyên huấn Trung ương với trường Nguyễn Ái Quốc V
  • Từ 1990 – 3/1993 đổi tên thành Trường Đại học Tuyên giáo
  • Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (4/1993–6/2005)
  • Từ tháng 6/2005 đến ngày nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 

Mục tiêu phát triển

Học viện Báo chí và Tuyên truyền với mục tiêu trở thành trường trọng điểm quốc gia và châu Á. Học viện là trường Đảng, đồng thời còn là trường đại học trọng điểm, hàng đầu tại Việt Nam.

Tiếp tục giữ vững, khẳng định vị thế của một trường đại học hàng đầu trong đào tạo, nghiên cứu lý luận chính trị, công tác xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, báo chí và truyền thông với đội ngũ cán bộ đầu ngành có tầm ảnh hưởng trong nước và quốc tế.

AJC phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế, có tầm ảnh hưởng ở khu vực. Đến năm 2045 trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín cao và được xếp hạng quốc tế.

Đội ngũ cán bộ, nhân sự nhà trường

Hiện nay, Học viện có khoảng 413 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó có 242 cán bộ là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 01 giáo sư, 40 phó giáo sư, 82 tiến sĩ, 226 thạc sĩ, 42 cử nhân và 22 cán bộ khác. 

Bên cạnh đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, nhà trường còn mời nhiều giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành tham gia giảng dạy, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.

Đội ngũ cán bộ giảng viên tại AJC
Đội ngũ cán bộ giảng viên tại AJC

Cơ sở vật chất tại AJC

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được quy hoạch với tổng diện tích 57.310 m2 tại phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nhà trường có: 2 Hội trường với sức chứa lần lượt là 800 và 200 chỗ ngồi, 82 phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại như máy chiếu, hệ thống ấm thanh, điều hòa,…2 phòng Bảo vệ luận văn, luận án. Cùng khu thực hành, thư viện, phòng chức năng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên.

Hội trường rộng lớn với sức chứa 800 ghế ngồi
Hội trường rộng lớn với sức chứa 800 ghế ngồi

Thông tin tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thời gian xét tuyển

Thời gian xét tuyển của Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền được thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh của AJC gồm:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Đồng thời đạt yêu cầu xét tuyển theo quy định của trường về học lực, hạnh kiểm
  • Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT

Phạm vi tuyển sinh: Thí sinh trong cả nước

Phương thức tuyển sinh 

Năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền tổ chức tuyển sinh theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét học bạ (Dự kiến 20% chỉ tiêu)

Phương thứ 2: Xét tuyển kết hợp (10% chỉ tiêu) đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh tương đương IELTS 6,5 trở lên và học lực 7.0 trở lên tốt.

Phương thức 3: Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPTQG năm 2022 (dự kiến 70%)

Tất cả thông tin tuyển sinh chi tiết của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều được cập nhật rõ ràng tại website của trường. Quý phụ huynh và các em học sinh có thể thể tham khảo thêm tại https://ajc.hcma.vn/.

Các ngành đào tại Học viện Báo Chí và Tuyên truyền

Nhắc đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có lẽ ấn tượng đầu tiên của các bạn sẽ là trường chuyên đào tạo lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, học viện còn là nơi giảng dạy của nhiều ngành khác như chính trị, truyền thông,…

Hiện nay, AJC đang đào tạo 40 chuyên ngành khác nhau dưới đây.

STTNgành/Chuyên ngành tại AJC
1Báo in
2Báo mạng điện tử
3Báo truyền hình
4Báo phát thanh
5Báo truyền hình chất lượng cao
6Báo mạng điện tử chất lượng cao
7Ảnh báo chí
8Quay phim truyền hình
9Truyền thông đại chúng
10Truyền thông đa phương tiện
11Triết học
12Kinh tế chính trị
13Chủ nghĩa xã hội khoa học
14
Quản lý kinh tế (Chương trình đại trà và chất lượng cao)
15Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa
16Chính trị phát triển
17Tư tưởng Hồ Chí Minh
18Văn hóa phát triển
19Chính sách công
20Truyền thông chính sách
21Biên tập xuất bản
22Xuất bản điện tử
23Xã hội học
24Công tác xã hội
25
Quản lý công
26
Quản lý nhà nước: chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý xã hội
27
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
28Thông tin đối ngoại
29Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế
30
Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu (hệ chất lượng cao)
31
Quan hệ công chúng chuyên nghiệp
32Truyền thông Marketing
33Quảng cáo
34Ngôn ngữ Anh
35Khoa học quản lý nhà nước
36Giáo dục lý luận chính trị
37
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
38Kinh tế và Quản lý
39Truyền thông quốc tế

Điểm chuẩn Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền có cao không?

Năm 2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lấy điểm chuẩn từ 22,88 – 29,25 theo thang điểm 30, từ 33,33 đến 37,6 theo thang điểm 40.

Theo thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện có điểm cao nhất 29,25 xét tổ hợp C15, cao hơn năm năm 2021 là 28,6 điểm. Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước lấy điểm chuẩn thấp nhất với 22,8 xét tổ hợp A16

Theo thang 40, ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp có điểm cao nhất với 37,6 điểm, xét theo tổ hợp khối D78, R26. Tiếp theo là chuyên ngành Lịch sử với 37,5 điểm, xét theo tổ hợp C00 và C19.

Điểm chuẩn Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền năm 2022
Điểm chuẩn Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền năm 2022

Mức học phí tại AJC

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể nói là niềm mơ ước của biết bao các bạn có đam mê với báo chí và truyền thông. Vì thế học phí tại AJC cũng nhận được nhiều sự quan tâm.

Mức học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền khá dễ thở, tuy nhiên có sự tăng nhẹ ở năm học 2022 -2023, tương đương:

+ Chương trình đại trà: 295.000  đến 444.000 đồng/tín chỉ.

+ Chương trình đào tạo chất lượng cao: Từ 883.000 đến 915.000 đồng/tín chỉ chưa tính các học phần Giáo dục quốc phòng an ninh, Giáo dục thể chất.

Sức hút Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Ngoài đam mê với các chuyên ngành, khi trở thành sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn sẽ thấy môi trường nơi đây thật tuyệt vời và thích thú

Thầy cô tận tâm, nhiệt tình

Đa số các trường ĐH hiện nay đã áp dụng học theo tín chỉ, mỗi lớp mấy trăm sinh viên thì Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn duy trì hình thức học niên chế. Lợi thế của hình thức này là thầy cô chủ nhiệm thường theo sát sinh viên suốt 4 năm.

Bởi vậy thầy cô luôn quan tâm giúp đỡ các bạn rất nhiều. Không những vậy, thầy cô trường Báo còn nổi tiếng là thân thiện và xì tin. Vì thế sinh viên dễ dàng chia sẻ tâm sự với thầy cô về học tập hay các dự định tương lai. Đây là điều mà không phải trường đại học nào cũng có. 

Cơ hội việc làm rộng mở

Sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền bạn có thể thoải mái lựa chọn công việc cho mình miễn là liên quan đến chuyên ngành. Hiện tại nước ta có khoảng 700 tờ báo in và các tạp chí, cùng hơn 350 đài phát thanh truyền hình, các công ty truyền thông cũng rất nhiều không đếm xuể.

Tất cả những cơ sở , doanh nghiệp đó đều đang cần một lượng nhân lực trẻ, dồi dào, thậm chí không yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Chỉ cần bạn kiên trì học hỏi và chứng minh được khả năng làm việc của mình mà thôi.

Hơn nửa, Học viện còn là cầu nối, nơi kết nối với các doanh nghiệp, tòa soạn, báo điện tử lớn như VnExpress, 24h, Kênh 14…do đó các AJCers sẽ có nhiều cơ hội được tìm hiểu thực tế, trải nghiệm về các hoạt động ở tòa soạn đem đến nhiều cơ hội tìm việc sau này.

Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền với cơ hội làm việc rộng mở
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền với cơ hội làm việc rộng mở

Được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị

Trở thành sinh viên AJC, bạn sẽ dần trở nên năng động và tự tin hơn. Bởi ở môi trường này, nhiều cơ hội mở rộng giúp bạn thể hiện mình. 

Ngoài ra, Học viện Báo Chí và Tuyên truyền được đánh giá là một trong những ngôi trường có hoạt động Đoàn – Hội sôi nổi. Cộng đồng sinh viên AJC được gắn kết chặt chẽ với nhau qua các hoạt động văn nghệ, mùa hè Xanh, các CLB học thuật….

Từ đó có cơ hội để phát triển kỹ năng mềm và mở rộng hơn các mối quan hệ sau này là rất lớn.

Những thông tin mà Giáo án điện tử chia sẻ trên, bạn có thấy Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường đại học đáng mơ ước không? Hy vọng bạn sẽ đánh giá khách quan và chân thực để đưa ra quyết định phù hợp nhất để gửi gắm ước mơ của mình.