Thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt sắp xếp như thế nào? Bí quyết để bé học tốt tiếng Việt

Nắm chắc thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và nguyên tắc phát âm chuẩn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để bất cứ ai, dù là người Việt Nam lẫn người nước ngoài có thể tiếp cận dễ dàng với ngôn ngữ tiếng Việt.

Tuy có sự khác biệt với một số ngôn ngữ phổ biến khác hiện nay như bảng chữ cái tiếng nhật, bảng chữ cái tiếng nga, bảng chữ cái tiếng hàn, bảng chữ cái tiếng trung đều là các từ tượng hình. Tuy nhiên hiện nay, càng nhiều người nước ngoài yêu thích và học tập tiếng Việt. Vậy nên, sẽ cần có những nguyên tắc cần ghi nhớ để có thể giúp người học đọc và viết thành thạo tiếng Việt.

Sau đây, hãy cùng thư viện học tập ihoc.vn tìm hiểu chi tiết bảng chữ cái tiếng Việt và các phương pháp học tập hiệu quả để giúp các bạn nhỏ và bạn bè quốc tế học chữ cái tiếng Việt dễ dàng hơn.

Bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ chuẩn Bộ Giáo Dục

bảng chữ cái

Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Việt Nam ban hành, bảng chữ cái Tiếng Việt hiện hành được sử dụng hiện nay có tổng cộng 29 chữ cái. Với thứ tự sắp xếp theo cách đọc từ ngày xưa đến nay, cũng như phù hợp với bản phiên âm quốc tế.

Theo đó, thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt được sắp xếp như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.

Theo đó, với hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt như hiện nay, tạo nhiều thuận lợi khi sử dụng chữ cái Latinh để dạy các học viên đang sử dụng tiếng Anh. Bảng chữ cái tiếng Anh – English alphabet hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 kí tự, với nhiều kí tự đã được xuất hiện trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện đại chuẩn quy tắc hiện nay.
bang chu cai tieng anh

 

Bên cạnh, bảng chữ cái Tiếng Việt còn được thể hiện theo kiểu chữ in hoa (viết chữ in lớn) và kiểu chữ thường (chữ viết nhỏ). Cùng với việc phân chia chữ viết tiếng Việt thành nguyên âm, phụ âm và các từ ghép đã tạo nên sự đa dạng cho bảng chữ cái tiếng Việt.

Cách phát âm theo chuẩn Bộ GDĐT bảng chữ cái tiếng Việt

bangchucai

Tiếng Việt là chữ tượng thanh có sự tương quan chặt chẽ giữa khả năng nghe, nói và viết. Do vậy bạn cần phát âm chuẩn để có thể viết đúng các chữ nghe được. Đặc biệt là với các bạn nhỏ, nếu khả năng phát âm ngay từ lúc ban đầu không chính xác sẽ để lại hệ quả kéo dài về sau và rất khó sửa chữa. Rất dễ dẫn đến lỗi đọc sai và viết sai lỗi chính tả.

Nắm rõ cách phát âm từng chữ cái theo chuẩn mà Bộ GDĐT đưa ra sẽ giúp người học dễ dàng trong việc tập và luyện đọc chữ cái tiếng Việt

 

Nguyên âm, phụ âm và dấu thanh trong tiếng Việt.

Ngoài việc nắm rõ thứ tự và cách sắp xếp bảng chữ cái tiếng Việt như trên. Người học cũng cần hiểu rõ cấu tạo và quy tắc sắp xếp nguyên âm, phụ âm, thanh điệu để tạo nên câu và tiếng một cách chính xác.

Nguyên âm trong tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay bao gồm 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra còn có 3 nguyên âm đôi với những cách viết cụ thể như: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

Đặc điểm quan trọng giúp người học có thể phát âm đúng các từ có nguyên âm, chính là việc chú ý đến độ mở của khuôn miệng và vị trí của lưỡi khi đọc. Theo đó:

  • Cách đọc 2 nguyên âm a và ă trong tiếng Việt gần như là giống nhau từ vị trí của lưỡi, độ mở của miệng cho đến khẩu hình phát âm.
  • Nguyên âm ơ và â cũng có cách đọc tương tự như nhau, cụ thể âm Ơ có làn hơi dài hơn trong khi đó, âm â sẽ ngắn hơn.

Trong tiếng Việt, các nguyên âm đơn chỉ xuất hiện một lần trong các âm tiết. Khác biệt rõ ràng với ngôn ngữ tiếng Anh, các chữ cái có thể xuất hiện gần nhau và đứng cùng nhau. Hầu hết các từ tiếng việt có các nguyên âm lặp lại như quần soóc, cái soong, kính coong,… đều là từ vay mượn và đã được Việt hóa.

Phụ âm trong bảng tiếng Việt

Trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, hầu hết các phụ âm đều là chữ cái duy nhất như b, v, t, x, s, r,… Tuy nhiên chúng ta vẫn có 9 phụ âm được ghép lại từ 2 chữ cái với nhau. Cụ thể, các phụ âm ghép được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Việt hiện nay bao gồm Ph, Th, Gi, Tr, Ch, Nh, Ng, Kh, Gh. Trường hợp đặc biệt khác với phụ âm được ghép từ 3 chữ cái với nhau là Ngh. Được sử dụng trong các từ nghề nghiệp, lắng nghe…

Ngoài ra, quy tắc sắp xếp chữ cái trong tiếng Việt cũng quy định rõ các phụ âm chỉ được ghép với những nguyên âm cụ thể

  • Phụ âm k ghép với các nguyên âm i, y, ê, e, tạo thành những từ như: kiều, kiêng, kí, kệ…
  • Phụ âm g ghép với nguyên âm ê, e, i, ie, tạo thành các từ như ghê, ghi, ghiền…
  • Phụ âm ng ghép với các nguyên âm ê, ê, i, ie, tạo thành các từ như nghệ, nghi, nghe…

Thanh điệu

Thanh điệu chính là yếu tố tạo nên độ khó cho tiếng Việt. Chẳng thế mà, từ lâu nhiều người học đã ví von rằng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.

Bảng chữ cái Tiếng Việt còn được cấu thành bởi 6 thanh dấu là: Thanh không (thanh ngang), thanh sắc (´), thanh huyền (`), thanh hỏi (ˀ), thanh ngã (~), thanh nặng (.).

Trong từ có 1 nguyên âm cần lưu ý đặt dấu ở nguyên âm: nhú, ngủ, nghỉ…

Nguyên âm đôi cần đánh dấu thanh vào nguyên âm đầu tiên: của, quả, tỏa, già…

Nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm, dấu thanh sẽ được đánh vào nguyên âm thứ 2: Khuỷu, Quỳnh..

Nguyên âm ơ và e sẽ được ưu tiên thêm dấu: thuở, khóe,…

Bí quyết dạy trẻ ghi nhớ thứ tự và học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả tại nhà.

Sử dụng bảng chữ cái có hình ảnh minh họa sinh động

Trang bị bảng chữ cái với các hình ảnh minh họa sinh động cho từng chữ cái sẽ là cách hiệu quả giúp phát triển khả năng nhận biết, ghi nhớ tốt hơn. Từng chữ viết được minh họa bằng các hình ảnh sinh động, gần gũi khơi gợi được hứng thú giúp con bạn tập trung vào bài học hiệu quả.

 

Sử dụng các ứng dụng tập đọc cho bé

Với xu hướng phát triển của các thiết bị điện tử như hiện nay, các ứng dụng học tập được cài đặt trên thiết bị thông minh như smartphone, ipad,… cũng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo giúp các bé tiếp cận với hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt thuận lợi và hiệu quả.

Nhiều ứng dụng dạy học tiếng Việt online được phát triển đã và đang được hàng triệu phụ huynh tin tưởng, lựa chọn đồng hành cũng con em mình chinh phục tiếng Việt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn các ứng dụng chất lượng, có nội dung bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới nhất dành cho đối tượng mầm non và tiểu học. Có như vậy, sẽ giúp con em mình học tập hiệu quả và tránh gặp phải các ứng dụng trá hình, truyền tải các nội dung tiêu cực, không đúng mục đích ban đầu.

Không cần thiết phải học theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt

Như bạn đã biết, cách sắp xếp bảng chữ cái tiếng Việt của chúng ta được dựa theo quy chuẩn phiên âm quốc tế. Vì vậy, không nhất thiết phải học theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt. Thay vào đó, bạn có thể hướng dẫn các bé từng chữ hoặc từng phần từ nguyên âm, phụ âm đến thanh điệu,… để giúp con dễ dàng nhận biết ngữ pháp của câu tốt hơn.

Phát âm từng chữ cái theo các ví dụ sinh động

Dạy bé phát âm từng chữ kèm theo ví dụ về chữ đó ban đầu có thể sẽ hơi khó, nhưng khi con đã làm quen với phương pháp này, việc học chữ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu còn đang băn khoăn cách giúp con em mình học tiếng Việt hiệu quả hãy thử ngay phương pháp này bạn nhé.

Học và thực hành kết hợp

Thay vì chỉ học trên sách vở một cách khô khan và nhàm chán, bạn có thể giúp bé hứng thú hơn bằng cách cho bé thực hành kết hợp mỗi khi học đến chữ cái mới. Yêu cầu bé phát âm rõ ràng và viết lại chữ vừa học giúp não bộ của bé được rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo và ghi nhớ tối đa. Điều này sẽ rất có ích cho việc học tập của con bạn trong giai đoạn đầu và cả về sau này.

 

Đọc sách cho bé để phát triển ngôn ngữ.

Bố mẹ hãy tạo thói quen đọc sách cho con ngay từ nhỏ. Việc này được khuyến khích rất nhiều bởi nó sẽ giúp các bạn nhỏ của chúng ta sớm được tiếp cận với con chữ mỗi ngày hiệu quả.

Làm quen bảng chữ cái tiếng Việt với thứ tự chữ thường trước.

Trên thực tế, bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa và chữ in thường sẽ có cách đọc giống nhau, thế nhưng học chữ in hoa thường khó hơn chữ in thường.

Vậy nên, cho con làm quen với chữ viết thường trước để giúp bé ghi nhớ thứ tự bảng chữ cái tiếng việt. Sau đó, dẫn hướng dẫn con tiếp cận và làm quen với chữ in hoa, học từ dễ đến khó giúp bé ghi nhớ hiệu quả và không bị áp lực.

Áp dụng các phương pháp trò chơi nhận biết.

Kết hợp các trò chơi học chữ như tìm chữ còn thiếu, ghép chữ cái….trong các ứng dụng dạy học tiếng Việt hay sử dụng các miếng thẻ flashcard học chữ cho trẻ, sẽ giúp các bạn nhỏ càng hứng thú và học tập hiệu quả hơn.

 

Một số nguyên nhân phổ biến khiến việc ghi nhớ thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt khó khăn với trẻ.

Phần đông các bé đều gặp phải một số khó khăn trong quá trình tiếp cận và ghi nhớ bảng chữ cái Tiếng Việt. Dưới đây sẽ là tổng hợp cho các nguyên nhân phổ biến thường gặp:

Bảng chữ cái tiếng Việt có nhiều chữ

Với số lượng lên đến 29 chữ cái, sẽ không dễ dàng để các bạn nhỏ từ 3 – 6 tuổi làm quen, ghi nhớ hết bảng chữ cái tiếng Việt.

Thứ tự sắp xếp trong bảng chữ cái tiếng Việt hơi lộn xộn

Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn hiện nay được sắp xếp theo quy chuẩn phiên âm quốc tế, không theo từng phần nguyên âm, phụ âm,… khiến các bé phải tiếp nhận và học thêm nhiều kiến thức hơn. Việc này khiến quá trình ghi nhớ của các bạn nhỏ sẽ chậm hơn

 

Tiếng Việt có nhiều nguyên âm, phụ âm, dấu thanh

Ngoài việc ghi nhớ từng mặt chữ trong bảng chữ cái, các bé còn phải ghi nhớ thêm việc phân loại nguyên âm, phụ âm, thanh điệu. Chưa kể trong mỗi loại kể trên, kiến thức còn chia thành nhóm nhỏ nên nhiều bé cảm thấy áp lực vì sẽ phải học hơi nhiều.

Quá trình học chữ thường khô khan

Khi học chữ trên trường hay ngay khi ở nhà, các bé đều học chủ yếu trên sách vở. Vô tình khiến con cảm thấy nhàm chán, khô khan và thường trốn tránh việc học của mình.

Những khó khăn như trên khá phổ biến nhưng không quá khó để khắc phục, nếu bố mẹ và thầy cô giáo có thể tìm đến nhiều phương pháp học tập khoa học, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.

Đừng chỉ mãi bắt con trẻ tiếp cận bảng chữ cái tiếng Việt thông qua sách vở, lồng ghép việc học tiếng Việt qua thực tiễn, yêu cầu con đọc và học các chữ cái xuất hiện trên biển quảng cáo, trên đồ chơi của trẻ hay bất cứ đâu sẽ giúp con bạn hứng thú học tốt hơn. Dạy con học chữ từ các bài thơ, bài hát cũng sẽ kích thích trẻ học tốt hơn, bởi trẻ em thường yêu thích các giai điệu của thơ, bài hát và ghi nhớ chúng dễ dàng hơn.

Trên đây với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh tìm được phương pháp đồng hành cùng các bé con học tốt bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả, để con có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và ghi nhớ tốt nhé.