Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi ra đời khi nào (Diễn biến – Kết quả)

Kế hoạch Đờ Lát Đơ tátxinhi là một trong những kế hoạch mà thực dân Pháp đã sử dụng để xâm lược nước ta. Hãy cùng ihoc.vn nhìn lại kế hoạch này diễn ra như thế nào, kết quả ra sao trong bài viết này nhé.

Kế hoạch Đờ Lát Đơ tátxinhi ra đời khi nào?

Kế hoạch ra đời vào tháng 12 năm 1950. Sau thất bại ở biên giới (1950) đã khiến cho cục diện của thực dân Pháp thay đổi đáng kể. Pháp phải thay đổi lại toàn bộ các chiến thuật, đánh mất thế chủ động, phải lùi về phòng ngự. Ngay lúc đó, cuộc kháng chiến ở nước ta có biến chuyển tích cực, nâng vị thế trên trường quốc tế.

Việt Nam nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, khí thế chiến đấu ngày một cao. Năm 1950, nước ta nhận được viện trợ từ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Pháp buộc phải cầu cứu viện trợ từ Mỹ thì mới có thể tiếp tục giữ thế thượng phong ở các nước Đông Nam Á. Mỹ đồng ý giúp đỡ Pháp tấn công Đông Dương khiến cho cuộc chiến tranh bùng nổ khắp nơi.

Pháp được tiếp sức thì tập trung lực lượng phòng ngự và bình ổn các vùng tạm chiến, liên tiếp mở ra các cuộc phản công. Tháng 12/1950, Chính phủ Pháp cử đại tướng Đờ Lát Đơ Tátxinhi làm chỉ huy cuộc chiến chiếm đánh Đông Dương. Người này nhanh chóng lên kế hoạch với tên gọi kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi, nhằm âm mưu thâu tóm các nước Đông Dương một cách nhanh chóng.

Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi
Chân dung Tướng chỉ huy Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi

Tóm lại, Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi ra đời là kết quả của sự cấu kết giữa Pháp và Mỹ trong việc thúc đẩy hơn nữa chiến tranh xâm lược vùng Đông Dương. Sự can thiệp này đặc biệt được thể hiện khi Mỹ đồng ý viện trợ cho Pháp khi hai bên ký kết Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (23 – 12 – 1950). Trong hiệp định, mỹ đồng ý viện trợ cho Pháp về mặt quân sự, kinh tế và tài chính. Cũng từ đây, Mỹ can thiệp ngày càng sâu hơn vào chiến tranh Đông Dương. Còn Pháp đẩy mạnh thực hiện kế hoạch nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Diễn biến kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi là gì?

Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi do thực dân Pháp với ý đồ xâm lược 3 nước Đông Dương. Pháp phát triển mạnh đội quân tay sai quy mô lớn để chiếm đóng các khu vực ở các nước. Tổ chức tiểu đoàn u Phi với các cuộc hành quân, bạo động làm rối loạn tình hình nước ta.

Xây dựng các phòng tuyến vây quanh khu vực Bắc Bộ để ngăn chặn các cuộc tiến công vào bên trong. Bao gồm các tỉnh là Hòn Gai, Đông Triều, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình, Hà Đông. Kế hoạch do tướng Đờ Lát Đơ Tátxinhi đề ra nhằm phá vỡ những căn cứ mà đối phương xây dựng nhằm đánh vào trong.

Quân đội tập trung càn quét lớn dài ngày, cô lập, cướp bóc, bắt dân lành. Đồng thời bao vây, triệt phá, đập vỡ các công trình lớn, củng cố chính quyền ở bản xứ để làm tay sai. Bọn chúng hành động rất tàn ác với người dân, khiến cuộc sống của họ chìm trong khói lửa, than khóc.

Diễn biến kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi
Diễn biến kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi

Thực dân Pháp xin viện trợ của Mỹ để tăng cường chiến tranh ở Đông Dương nhằm biến nơi đây thành thuộc địa một lần nữa. Nhất quyết không dễ dàng rút lui để nước ta giành lại độc lập tự do. Nhân dân ta vô cùng căm phẫn, hàng loạt các cuộc cách mạng chuẩn bị nổ ra nhằm đánh lại bọn thực dân với quy mô lớn.

Tướng Đờ Lát Đơ Tátxinhi tiếp tục mở các cuộc tấn công vào các tỉnh Bắc Bộ nhằm giành thế chủ động. Vị trí phía Bắc này là trung tâm của 3 nước Đông Dương. Chúng tăng đàn áp, nhân dân tăng phản kháng, các cuộc khởi nghĩa nhen nhóm khắp mọi nơi.

Một trong điều then chốt của kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi là sự viện trợ lớn từ Mỹ, nó đã tiếp sức cho cuộc chiến tiếp tục lan rộng. Nếu bị cắt đứt thì chắc chắn Pháp sẽ không có cơ hội nào để bật dậy, và dìm tắt ngọn lửa chiến trang của người dân các nước Đông Dương.

Thực hiện kế hoạch

Pháp đưa Bảo Đại lên làm Quốc Trưởng và làm lễ tuyên thệ, từ đây chính thức trở thành bù nhìn, mặc cho bọn giặc cướp bóc và đàn áp người dân nước mình. Thêm vào đó, thực dân thoải mái tung hoành khiến cho nền kinh tế – văn hóa – xã hội của các nước Đông Dương đi xuống trầm trọng. Trần Văn Hữu lần lượt loại bỏ các tước vị quan ra khỏi bộ máy các cấp từ trên xuống dưới.

Bên cạnh đó, bọn này còn tăng cường việc thu nạp thêm các thành phần phản động làm tay sai. Gia sức chống phá chính quyền cũng như đời sống nhân dân từ sâu bên trong khiến cho tình hình Việt Nam lúc bấy giờ cực kỳ khó khăn.

Chúng tiến hành vét thóc gạo, phá lúa, đập các công trình, đốt nhà dân ở các tỉnh miền Trung. Biến khu vực này trở thành vòng vây lương thực, khiến cho người dân gặp muôn vàn khó khăn. Hơn nửa, dưới sự giúp sức của Mỹ, Pháp đẩy mạnh đưa quân đội, vũ khí hạng nặng xâm chiếm nhiều vùng đất.

Quân đội của nước ta cũng không hề chùn bước lại, quân dân ta tiếp tục đồng lòng, xây dựng căn cứ, lên kế hoạch giành lại lãnh thổ. Ngăn chặn đàn áp, cướp bóc, đập phá, để người dân có thể an cư và ủng hộ kháng chiến lâu dài. Quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong cuộc chiến bền bỉ này. Tới 1954, Pháp chính thức tạm dừng cuộc chiến tại Việt Nam trong thất bại ê chề.

Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi thất bại khi nào?

Kế hoạch này thất bại vào tháng 5 năm 1954, sau khi quân đội Pháp bị bao vây và đánh bại ở Điện Biên Phủ. Đây là trận chiến lịch sử, chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi kết thúc khi nào
Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi kết thúc khi nào?

Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi là một kế hoạch chiến lược của Pháp – Mỹ nhằm đánh bại quân và dân ta, giữ vững chế độ thực dân ở Đông Dương. Kế hoạch này thất bại hoàn toàn sau trận Điện Biên Phủ, mở ra cơ hội cho ta đàm phán với Pháp tại Hà Nội, kết thúc chiến tranh và giành lại độc lập.

Ý nghĩa và bài học rút ra từ kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi là:

Chứng minh sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khẳng định quyết tâm giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Làm sụp đổ niềm tin của Pháp – Mỹ vào việc duy trì chế độ thực dân ở Đông Dương, buộc chúng phải thừa nhận thất bại và rút lui.

Tạo tiền đề cho việc tái lập quốc gia Việt Nam, xây dựng nền dân chủ nhân dân, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Tổng kết

Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi là kế hoạch chiến lược của Pháp nhằm kết thúc nhanh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vào năm 1950. Kế hoạch có bốn điểm chính là:

Tăng cường quân sự: Pháp tăng cường quân đội viễn chinh lên 300.000 người, đưa thêm vũ khí hiện đại và máy bay chiến đấu.

Tấn công chủ lực của ta: Pháp tập trung tấn công vào các căn cứ của ta ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nhằm phá hủy chủ lực và cắt đứt liên lạc giữa các vùng.

Xây dựng phòng tuyến boongke: Pháp xây dựng phòng tuyến công cụ xa măng cốt sắt (boongke) bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, thành lập “vành đai trắng” nhằm ngăn chặn ta đưa nhân tài và vật lực ra vùng tự do.

Thực hiện chính sách hòa bình giả: Pháp thực hiện chính sách hòa bình giả, mời các nhà lãnh đạo Việt Nam tham gia các cuộc đàm phán, nhằm mục đích phân hóa và làm yếu lòng quyết tâm của ta.

Kết quả kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi là thất bại. Nhân dân ta đã kháng chiến anh dũng, sáng tạo và kiên cường, phá tan các cuộc tấn công của Pháp, duy trì được các căn cứ và liên lạc giữa các vùng, không để bị lừa gạt bởi chính sách hòa bình giả của Pháp. Cuộc kháng chiến của ta đã tiến tới chiến thắng lịch sử ở Điện Biên Phủ năm 1954.