Mục lục
Giáo án Địa 11 chi tiết đầy đủ nội dung các bài trong chương trình học. Giáo án là bản PDF, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án được đội ngũ giảng viên Giáo án điện tử Ihoc soạn theo chuẩn công văn 5512 mới giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy.
Nội dung chi tiết giáo án Địa 11 cả năm theo công văn 5512
Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến thầy cô gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, Giáo án online gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án Địa 11 đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo nội dung dưới đây.
Mục tiêu
Kiến thức
– Học sinh nhận biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
– Trình bày được những đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại.
– Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại tới tình hìnhn kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
Năng lực:
– Năng lực chung: Khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
– Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, cách sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh địa lý.
Phẩm chất:
– Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
Chuẩn bị
Giáo viên: Thiết bị học tập máy tính, máy chiếu.
Học sinh: Tài liệu học tập gồm SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
Tổ chức giảng dạy
Ổn định
Ngày dạy | Lớp | Sĩ số | Ghi chú |
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
Hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
- a) Mục đích: Học sinh hình dung được các nét chính sự phân chia thế giới thành các nhóm nước.
- b) Nội dung: Học sinh quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
- c) Sản phẩm: Học sinh nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi Giáo viên đưa ra.
Trên thế giới hiện nay có > 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có sự khác nhau về tự nhiên, dân cư, trình độ phát triển KT. Vì sự khác biệt đó mà người ta phân chia thành các nhóm nước: Phát triển và đang phát triển
- d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân hãy tìm hiểu nguyên phân chia thế giới thành các nhóm nước?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi một số Học sinh trả lời, Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá kết quả của Học sinh, trên cơ sở đó dẫn dắt Học sinh vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sự phân chia thế giới thành các nhóm nước
- a) Mục đích: Biết được cách phân chia và các tiêu chí phân chia các nhóm nước trên thế giới.
- b) Nội dung: Học sinh quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của Giáo viên.
- c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Sự phân chia thành các nhóm nước |
– Các nước có sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế. Dựa vào trình độ phát triển KT – XH, các nước được xếp thành hai nhóm: Nhóm nước phát triển, nước đang phát triển. – Sự tương phản giữa hai nhóm nước thể hiện ở các mặt: + Đặc điểm phát triển DS + Các chỉ XH (HDI…) + Cơ cấu GDP phân theo khu vực KT + Tổng GDP và bình quân GDP/người – Nước công nghiệp mới (NICs): Nước đạt được trình độ phát triển nhất định về CN. |
- d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu Học sinh tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 3: Lấy VD và phân biệt rõ sự khác nhau giữa 2 nhóm nước.
+ Nhóm 2, 4: Dựa vào Hình 1.1, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người)?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Học sinh làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự tương phản về trình độ phát triển KT – XH
của hai nhóm nước
- a) Mục đích: Nhận biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
- b) Nội dung: Học sinh quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của Giáo viên.
- c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước. | |
1. Về kinh tế: | 2. Về một số vấn đề xã hội: |
a. GDP bình quân theo đầu người: Nước phát triển ở mức cao, nước NICs ở mức khá cao, nước đang phát triển ở mức thấp b. Về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: Các nước phát triển KVIII chiếm tỉ trọng lớn nhất (71% – 2004), KVI chiếm tỉ trọng thấp nhất (2% – 2004). Các nước đang phát triển đang cố sự chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm tỉ trọng KVI, tăng tỷ trọng KVII, KVIII) nhưng KVI hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP (25% – 2004). | a. Tuổi thọ trung bình. – Các nước phát triển có TTTB cao hơn TTTB của TG và cao hơn nhiều so với TTTB của các nước đang phát triển. – Các nước đang phát triển có TTTB thấp (65t – 2005). b. Chỉ số HDI. – Các nước phát triển có chỉ số HDI cao hơn mức TB của TG và cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển. – Các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn mức TB của TG, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. – Nước có GDP/ng cao nhất TG (công bố 7/2016): 1.Qatar (146000 USD/ng/n) 2. Lucxambua 3. Singapore (DV phát triển) 4. Brunei (giàu dầu mỏ) ….. 10. Hoa Kỳ VN: 1960 USD/ng/2013 + Nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới công bố mới đây: Monaco (89,5 tuổi), Macao, Nhật Bản, Ailen, Pháp, Úc và niudilân, Ý, Scandinavia, Singapore… Cộng hòa Chad thấp nhất (49,81 tuổi). Toàn thế giới: 71,4 tuổi (2015) + Tuổi thọ trung bình của VN là: 75,6 tuổi (2015) + Các nước có HDI cao nhất (2013): Nauy, Úc, Thụy Sĩ, Đức… (VN: 0,638 đứng thứ 115/ vào loại TB trên TG) |
- d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu Học sinh tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 3: So sánh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa nhóm nước phát triển, nước đang phát triển?
+ Nhóm 2, 5: So sánh sự tương phản về một số khía cạnh xã hội giữa nhóm nước phát triển, nước đang phát triển?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Học sinh làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về tác động và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- a) Mục đích: Học sinh hiểu được tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại.
- b) Nội dung: Học sinh quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của Giáo viên.
- c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. | |
1. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng: | 2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới nền kinh tế – xã hội thế giới. |
– Cuộc cách mạng KHCN hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. – Đặc trưng là làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. – Có 4 công nghệ trụ cột: CNSH, CN vật liệu, CN năng lương và CNTT. + Tạo ra những giống mới,tạo ra những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh…. + CN vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới như vật liệu composite, vật liệu siêu dẫn. + CN năng lượng: phát triển theo hướng tăng cường SD các dạng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt, gió. + CNTT: Hướng vào SD vi mạch, chip điện tử có tốc độ cao, công nghệ lade, cáp sợi quang, truyền thông đa phương tiện, siêu lộ cao tốc thông tin. | – Xuất hiện nhiều ngành CN mới, có hàm lượng KT cao: SX phần mềm, công nghệ gen; các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức: Bảo hiểm, viễn thông… – Cơ cấu KT chuyển đổi theo hướng: Tăng tỉ trọng của DV, giảm tỉ trọng của CN và nông nghiệp – Xuất hiện nền kinh tế tri thức. + KT tri thức là loại hình KT mới dựa trên tri thức, kỹ thuật,công nghệ cao. + Một số ngành dịch vụ cần nhiều tri thức: Kiến trúc, điều tra, thăm dò, ngân hàng, máy tính và các dv liên quan tới CNTT, thông tấn, báo chí, marketing, quảng cáo, bất động sản…. |
- d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu Học sinh tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 3: Thế giới đã diễn ra các cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật nào? Nêu một số thành tựu do 4 công nghệ trụ cột tạo ra?
+ Nhóm 2, 4: Cuộc cách mạng KHCN hiện đại có tác động như thế nào đến nền nền KT – XH thế giới?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Học sinh làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Phía trên là demo (mẫu) nội dung bài 1 trong bộ giáo án Địa 11 cả năm được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản PDF, có đầy đủ nội dung các bài trong chương trình Địa lí 11.