Trang chủ / Giáo án điện tử / Lớp 11 / Ngữ văn / Giáo án văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc do Giáo án điện tử Ihoc biên soạn. Đây là tài liệu giảng dạy chất lượng, giúp thầy cô truyền tải trọn vẹn giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Giáo án được thiết kế khoa học, bám sát chương trình, tích hợp hệ thống câu hỏi, hoạt động giảng dạy sinh động. Thầy cô có thể tham khảo ngay để tiết dạy trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn!

Giới thiệu giáo án Văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 

Giáo án văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Ihoc biên soạn mang đến một trải nghiệm học tập sâu sắc và toàn diện. Với hệ thống kiến thức tinh gọn, các câu hỏi gợi mở và hoạt động học tập đa dạng. Giáo án sẽ giúp khơi dậy trong học sinh sự thấu hiểu sâu sắc về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân anh dũng, tinh thần yêu nước bi tráng và những giá trị nghệ thuật đặc sắc được gửi gắm vào tác phẩm. Đồng thời, giáo án còn rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại và liên hệ thực tiễn, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.

Giới thiệu giáo án Văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 
Giới thiệu giáo án Văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Nội dung giáo án Văn lớp 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu)

Mục tiêu

Về kiến thức

  • Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
  • Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, nghệ thuật tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.

Về kĩ năng

  • Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.

Về thái độ

  • Kính trọng nhân cách, tài năng Đồ Chiểu. Biết ơn những con người hi sinh vì Tổ quốc.

Chuẩn bị

  • GV: chuẩn bị giáo án; phiếu bài tập, trả lời câu hỏi, bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp, bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  • HS: chuẩn bị SGK Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

Hoạt động giảng dạy

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
– GV tổ chức cho HS trò chơi: Theo dòng lịch sử

Ví dụ: 

  • Đại biểu cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam chuyên viết về đề tài thi cử?
  • Ai là tác giả của câu thơ? 
  • Nhà nho có nhân cách thanh cao gắn với cuộc khởi nghĩa nông dân Mỹ Lương?
  • Năm nào Nguyễn Ánh lên ngôi vua?
  • Thực dân Pháp xâm lược VN vào năm nào?

Cách thức tổ chức: GV chia lớp thành 2 đội chơi. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn, đội đó thắng.

Phần thưởng cho đội thắng: Mỗi thành viên trả lời đúng câu hỏi cho đội, sẽ được cộng 1 điểm và quỹ điểm KTTX hoặc 1 tràng pháo tay của cả lớp.

– HS: chú ý lắng nghe 

– HS mỗi đội giơ tay trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1. Tìm hiểu khái quát

– GV yêu cầu HS đọc phần thông tin trong SGK và tìm hiểu tác giả và tác phẩm. (có thể phát PHT số 1 để HS điền vào)

Nội dung 2: Khám phá văn bản

– GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc văn tế thường chậm, mang âm hưởng bi thương, đau xót. Giữa các phần trong bố cục thường ngắt giọng lâu hơn để tạo dư âm:

+ Phần Lung khởi cần đọc giọng trang trọng nhấn vào từ chỉ hình ảnh rộng lớn và miêu tả âm thanh, ánh sáng, làm nổi bật sự suy ngẫm về lẽ sống chết ở đời;

+ Phần Thích thực giọng đọc hồi tưởng, bồi hồi khi dựng lại chân dung người nghĩa sỹ có nguồn gốc nông dân; Đoạn miêu tả bức tranh công đồn cần đọc nhanh, dồn dập, tự hào, nhấn vào các động từ;

+ Phần Ai vãn và Kết trở về giọng đọc chậm, thống thiết, xót xa và thành kính trang nghiêm.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn (4 nhóm) (Phát PHT số 2,3 để HS điền vào)

– Thời gian: 7 phút

– Nội dung: 4 nhóm chọn ngẫu nhiên trong những nội dung sau:

+ Tình thế, bối cảnh thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ; ý nghĩa cái chết của họ. 

+ Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ trong bài văn tế 

+ Những chuyển biến về tư tưởng của người nông dân khi giặc Pháp xâm lược 

+  Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân trong “trận nghĩa đánh Tây”.  

Nội dung 3: Tổng kết 

– GV đặt câu hỏi: Khái quát những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

– HS thảo luận nhóm 2 hoặc nhóm 4 để tìm hiểu bài.
– Cả lớp chú ý lắng nghe.

– HS thảo luận, ghi vào bảng phụ

– HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Luyện tập
– HS viết được đoạn văn cảm nhận về văn bản đã học– HS thực hiện nhiệm vụ.

BTVN

– Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học

– Chuẩn bị bài tiết sau: 

  • Phẩm chất cảm phục và niềm thương xót vô hạn của tác giả được thể hiện như thế nào? 
  • Tác giả đã có những suy nghĩ gì về người nghĩa sĩ?
  • Tác giả đề cao một quan niệm sống cao đẹp là gì?

Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Với giáo án văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ihoc hy vọng sẽ hỗ trợ được quý thầy cô trong quá trình giảng dạy và giúp học sinh tiếp cận tác phẩm một cách hiệu quả nhất. File giáo án chi tiết được đính kèm bên dưới, thầy cô có thể tải về và áp dụng vào bài giảng của mình. Đồng thời, quý thầy cô có thể truy cập iHoc.vn để tham khảo thêm nhiều giáo án chất lượng, phục vụ công tác giảng dạy hiệu quả!


download button