Trang chủ / Giáo án điện tử / Lớp 10 / Ngữ văn / Trọn bộ giáo án Ngữ Văn 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Trọn bộ giáo án Ngữ Văn 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là nguồn tư liệu hữu ích, được đội ngũ Giáo án online Ihoc biên soạn đầy đủ 9 bài học trong sách giáo khoa theo chương trình hiện hành. Riêng mẫu giáo án văn 10 kì 2 gồm 2 mẫu bài soạn khác nhau để thầy cô giáo tham khảo.

Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống có nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày có khoa học giúp thầy cô sẽ tiết kiệm thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 10 của mình. 

Không những vậy còn giúp thầy cô có một cách dạy mạch lạc, dễ hiểu để học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất.

Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chi tiết giáo án Văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức tập 1 

Bài 1- Sức hấp dẫn của truyện kể (11 tiết)

Mục tiêu

Về kiến thức

Nhận biết và phân tích được các yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian,lời kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

Về năng lực

  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, thông điệp của văn bản; phân tích được những căn cứ để xác định chủ đề.
  • Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
  • Biết thuyết trình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Về phẩm chất

  • Sống có mục tiêu, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.
Tiến trình giảng dạy

Phần 1: Đọc – Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

TỔ CHỨC THỰC HIỆNSẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS trao đổi với nhau về phần Tri thức ngữ văn trong SGK để nêu những hiểu biết về thể loại truyện và thần thoại.

GV giúp HS tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Vẻ đẹp của truyện

* Chia nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ trước khi đến lớp)

Nhóm 1: Nhóm MC

GV trực tiếp hướng dẫn để nhóm MC thiết kế bộ câu hỏi về truyện và truyện thần thoại.

Dự kiến:

? Truyện có những yếu tố nào?(dành cho nhóm 2)

? Bạn hiểu như thế nào về cốt truyện, sự kiện? (dành cho nhóm 2)

? Người kể chuyện là ai? Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm truyện là gì? (dành cho nhóm 2)

? Thế nào là nhân vật, nhân vật có vai trò gì trong tác phẩm truyện? (dành cho nhóm 2)

? Bạn có thể cho biết thần thoại là gì? Nguồn gốc và cách phân loại thần thoại? (dành cho nhóm 3)

? Thần thoại có những đặc trưng cơ bản nào? (dành cho nhóm 3)

Nhóm 2: Nhóm CHUYÊN GIA TRUYỆN

Chuẩn bị các tri thức về truyện dựa vào phần Tri thức ngữ văn, SGK, T9.

Nhóm 3: Nhóm CHUYÊN GIA THẦN THOẠI

Chuẩn bị các tri thức về truyện thần thoại dựa vào phần Tri thức ngữ văn, SGK, T10.

Bước 2. Tổ chức tọa đàm theo nhiệm vụ đã phân công

Bước 3. Các nhóm bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét và sử dụng bảng kiểm đánh giá hoạt động nhóm của HS.

– GV lưu ý một số kiến thức:

I. Tri thức ngữ văn

1. Truyện kể

a. Cốt truyện

– Cốt truyện trong tác phẩm tự sự ( thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết,…) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện).

b. Sự kiện

– Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra.

Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định, thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận,…) tạo thành truyện kể.

c. Người kể chuyện

– Trong nhiều loại hình tự sự dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng. Trong tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện” mà nhà văn tạo ra để thay thế mình thực hiện việc kể chuyện.

– Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Nhờ người kể chuyện, người đọc được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện kể để tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian,…Người kể chuyện cũng khơi dậy ở người đọc những suy tư về ý nghĩa mà truyện kể có thể gợi ra.

d. Nhân vật

– Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật,…nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người.

– Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người.

2. Thần thoại

a. Khái niệm:

– Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy.

b. Phân loại

– Căn cứ theo chủ đề:

+ Thần thoại suy nguyên (kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài)

+ Thần thoại sáng tạo (kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa)

– Căn cứ theo đề tài, nội dung:

+ Truyện kể về việc sinh ra trời đất, núi sông, cây cỏ, muông thú.

+ Truyện kể về việc sinh ra loài người và các tộc người.

+ Truyện kể về kì tích sáng tạo văn hóa.

c. Đặc điểm

– Cốt truyện đơn giản.

– Thời gian, không gian:

+ Thời gian phiếm chỉ mang tính ước lệ.

+ Không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

– Nhân vật chính: các vị thần, những con người có nguồn gốc thần linh, năng lực siêu nhiên, hình dạng khổng lồ, sức mạnh phi thường.

Chức năng của các nhân vật là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin và khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

– Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.

– Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn.

à Sức sống lâu bền cho thần thoại.

Để xem trọn bộ giáo án, mời thầy cô và các em tải file đính kèm bên dưới. Ngoài giáo án Ngữ văn 10, Giáo án Ihoc còn cập nhật liên tục giáo án điện tử lớp 10 và giáo án những lớp khác, thầy cô và các bạn tham khảo thêm.

download button