Trang chủ / Giáo án điện tử / Lớp 3 / Tin học / Trọn bộ giáo án Tin học lớp 3 sách Kết nối Tri thức với cuộc sống

Trọn bộ giáo án Tin học lớp 3 sách Kết nối Tri thức với cuộc sống

Giáo án môn Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được Giáo án điện tử của Ihoc.vn tổng hợp nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các thầy cô giáo tham khảo để chuẩn bị bài giảng tốt nhất. Trọn bộ giáo án Tin học 3 sách Kết nối tri thức được soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giáo án tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án tin học lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống cung cấp cho thầy cô các hoạt động cụ thể trong quá trình giảng dạy. 

Thông tin chung về bộ giáo án tin học 3

Giáo án tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức được biên soạn theo 18 bài học với nội dung khác nhau.

Phụ thuộc vào độ dài nội dung mà mà các bài học và thực hàng được giảng dạy trong 2- 3 tiết.

Trong giáo án tin học, phần nội dung lý thuyết được chú trọng hơn phần vận dụng và thực hành.

Giáo án tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Nội dung chính của giáo án được thiết kế vừa đảm bảo tính quy phạm theo quy định của Bộ GD&ĐT, vừa gần gũi thân thiện với học sinh bao gồm 16 bài học thuộc 6 chủ đề lớn. Gồm:

  • Chủ đề 1: Máy tính và em (5 bài)
  • Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet (1 bài)
  • Chủ đề 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin (3 bài)
  • Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số (1 bài)
  • Chủ đề 5: Tin học ứng dụng (3 bài)
  • Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (3 bài).

>>>Xem thêm: Giáo án điện tử lớp 3 dành cho thầy cô và phụ huynh

Trọn bộ giáo án Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Tin học lớp 3 sách Kế nối tri thức với cuộc sống Bài 1 – Thông tin và quyết định (2 tiết)

Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: Học sinh được học về thông tin và quyết định, ba dạng thông tin cơ bản là: chữ, hình ảnh và âm thanh.

Năng lực:

Năng lực chung

  • Hình thành kỹ năng giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
  • Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn

Năng lực đặc thù

  • Hiểu được vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối trong việc ra quyết định của con người.
  • Nhận biết được thông tin và quyết định ở một số ví dụ cụ thể.
  • Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

Phẩm chất đạt được: Học sinh có ý thức đưa ra quyết định cần dựa trên thông tin. Từ đó hình thành tính cẩn trọng và có trách nhiệm trong việc ra quyết định trong các hoạt động hàng ngày.

Chuẩn bị

  • Giáo viên: Thiết bị giảng dạy, máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,…
  • Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

Tổ chức hoạt động

GV tổ chức hoạt độngHoạt động của học sinhKết quả/sản phẩm
học tập
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

Đặt HS vào ngữ cảnh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày

– Năng lực

– Phẩm chất

– GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

– GV chốt dẫn vào bài

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– Khi tiếng chuông đồng hồ reo lên, Mình sẽ quyết định thức dậy, rời khỏi giường để đi vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

Hoạt động 2: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

– Năng lực

  • Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
Giáo viên đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào?

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

Tiếng chuông báo thức mỗi sáng nhắc bạn Minh sắp đến giờ đi học. Đó là thông tin giúp bạn Minh đưa ra các quyết định thức dậy, rời khỏi giường, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.

· Trả lời câu hỏi SGK (trang 6)

1. A. Minh thấy An cởi mở, dễ nói chuyện. => Thông tin

B. Minh muốn kết bạn với An => Quyết định

2. Điều Khoa biết như “mẹ chuẩn bị đi làm”, “trời đang mưa” là thông tin. Khoa “đưa áo mưa cho mẹ” là một quyết định dựa trên thông tin có được.

Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG QUYẾT ĐỊNH

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày có vai trò như thế nào, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.

– Năng lực

  • Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
– GV đưa ra nội dung khi tiết giáo dục thể chất thì Minh sẽ quyết định thế nào?

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– GV nêu câu hỏi củng cố, chỉ định HS trả lời và tổ chức đánh giá.

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– HS trình bày câu trả lời.

– Thông tin “hôm nay có tiết Giáo dục thể chất” đã đưa tới quyết định của Minh “đi học bằng đôi giày thể thao”. Thông tin giúp Minh ra quyết định.

– Trả lời câu hỏi SGK (trang 7)

Minh có hai quyết định dựa trên hai nguồn thông tin.

Ban đầu, Minh ra quyết định “mở truyện ra đọc”. Sau khi nghe mẹ nhắc nhở, Minh có quyết định thứ hai: “Minh nằm và nhắm mắt lại”.

Quyết định đầu tiên dựa trên thông tin về sự xuất hiện cuốn truyện mà Minh yêu thích. Quyết định thứ hai có được nhờ lời nhắc nhở của mẹ: “Hãy ngủ đi một lát…”.

Quyết định thứ hai đúng hơn vì có thông tin bổ sung. Đó là thông tin tốt vì đó là lời nhắc nhở của mẹ, một người đáng tin cậy

2. Em hãy nêu một ví dụ về quyết định của mình. Thông tin nào giúp em có quyết định đó?

– Trời hôm nay có mưa => Mang áo mưa

4. Hoạt động 4: BA DẠNG THÔNG TIN THƯỜNG GẶP

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh trong ngữ cảnh cụ thể.

– Năng lực

  • Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
GV đưa ra nội dung An và Minh trên đường đi đến trường có thể nhìn thấy, nghe thấy những gì?

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– Hai bạn học sinh nhìn thấy tên trường (thông tin dạng chữ), bức tranh về an toàn giao thông (thông tin dạng hình ảnh) và nghe thấy tiếng chim hót (thông tin dạng âm thanh).

Trả lời câu hỏi củng cố trong SGK (trang 8)

– Thông tin em nhận được từ tấm biển là một lời khuyên, lời nhắc nhở em chủ động trong học tập.

– Đó là thông tin dạng chữ.

Hoạt động 5: LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

– Năng lực

– Phẩm chất

  • HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên ba dạng thông tin thường gặp, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
– GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

– GV thu phiếu 1 số nhóm, chiếu lên máy chiếu vật thể

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

1. Đi học về, An xem trước bài hôm sau để đến lớp hiểu bài tốt hơn. Câu nào sau đây là thông tin, câu nào là quyết định?

A. Xem trước bài cho ngày hôm sau sẽ giúp em hiểu bài tốt hơn.=> Thông tin

B. An xem trước bài hôm sau khi đi học về.=> Quyết định

2. Ba thùng rác với ba màu sắc khác nhau, được ghi chữ và vẽ hình trên đó khác nhau thể hiện loại rác của mỗi thùng.

a) Ba loại thùng rác với chữ và hình trên thùng cho em biết mỗi loại rác nên được bỏ vào thùng nào.

b) Thông tin trên thùng thuộc dạng chữ và dạng hình ảnh.

Hoạt động 6: VẬN DỤNG

Mục tiêu

– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn

– Yêu cầu:

Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

Giáo viên giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.Học sinh thực hiện bản mô tả của HS về việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.Bản mô tả của HS về việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.

Giáo án Tin học lớp 3 sách Kế nối tri thức với cuộc sống Bài 1 – Xử lý thông tin (2 tiết)

Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: Học sinh được học về quá trình con người và máy móc xử lý thông tin như thế nào?

Năng lực:

Năng lực chung

  • Hình thành kỹ năng giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
  • Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lý, kết quả của xử lý là hành động.
  • Hiểu được bộ não của con người là bộ phận xử lý thông tin.
  • Hiểu được máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
  • Hiểu được được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.

Phẩm chất đạt được: 

Bài học trên đã góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:

  • Chăm chỉ: Học sinh chăm chỉ hoàn thành các hoạt động học tập.
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực các hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Chuẩn bị

  • Giáo viên: Thiết bị giảng dạy, máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,…
  • Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

Tổ chức hoạt động

GV tổ chức hoạt độngHoạt động của học sinhKết quả/sản phẩm
học tập
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt

Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?

– Năng lực

– Phẩm chất

– GV đưa ra yêu cầu: Con hãy hình dung một người hát theo video

1. Tai và mắt của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát?

2. Bộ não của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

– GV chốt dẫn vào bài

– Học sinh lắng nghe, quan sát.

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS sẽ hình dung ra được tai, mắt, bộ não của người đó có nhiệm vụ gì khi hát theo video.
Hoạt động 2: CON NGƯỜI XỬ LÍ THÔNG TIN

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh biết được bộ não của con người xử lý thông tin như thế nào.

– Năng lực

  • Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
  • Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.

– Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
GV đưa ra nội dung khi tiếp nhận thông tin thì bộ não xử lý như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 4 SGK Tr 9+10.

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– Đọc yêu cầu

– Các nhóm nhận nhiệm vụ

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– Bộ não là nơi xử lí thông tin, tạo ra quyết định, điều khiển các suy nghĩ và hành động của con người.

– HS làm bài tập củng cố SGK Tr10.

1. Bộ phận nào của con người làm nhiệm vụ xử lý thông tin?

2. Quan sát một người đang thả diều. Người đó đang cố gắng làm cho cánh diều bay cao.

Hoạt động 3: MÁY XỬ LÝ THÔNG TIN

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Học sinh biết được máy xử lí thông tin như thế nào?

– Năng lực

  • Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
  • Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.

– Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
– GV đưa ra nội dung kể tên một số thiết bị điện trong gia đình có thể điều khiển được và thiết bị đó được điều khiển như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 5 SGK Tr 11.

– GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận,

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– Câu hỏi củng cố:

– Đọc yêu cầu

– Các nhóm nhận nhiệm vụ

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

– Có nhiều thiết bị điện điều khiển được như tivi, máy giặt, điều hoà nhiệt độ,… Con người điều khiển một thiết bị bằng cách cung cấp thông tin cho nó. Từ thông tin nhận được thiết bị sẽ xử và thực hiện yêu cầu của người điều khiển.

– Có nhiều thiết bị tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.

Hoạt động 4: LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

– Yêu cầu cần đạt.

  • Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

– Năng lực

– Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân .
  • Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
– GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

– Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

– GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

– HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

– Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

– HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

– Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

– HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

1. Bố vừa kể cho Minh nghe một câu chuyện hay. Mình nghĩ là sẽ kể lại cho An và Khoa. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.

2. Khi nhấn vào nút dấu cộng (+) của bếp từ, bếp đã tiếp nhận được thông tin gì và đã quyết định hành động như thế nào?

Hoạt động 5: VẬN DỤNG

Mục tiêu

– Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giáo viên giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Em hãy lấy ví dụ một việc làm hằng ngày của em và cho biết thông tin được thu nhận là gì? Kết quả của việc xử lý là gì?HS lấy được ví dụ một việc hàng ngày và thi nhận thông tin là gì?Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.

Để xem đầy đủ nội dung Giáo án môn Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời bạn tải file đính kèm bên dưới nhé.

Tải Giáo án Tin học lớp 3 KNTT