Cách làm bài văn nghị luận xã hội – Các bước soạn bài chuẩn chương trình Ngữ Văn 9

Cách làm bài văn nghị luận xã hội đúng trọng tâm và không bị lạc đề. Không phải là vấn đề dễ dàng với nhiều bạn học sinh. Trong bài viết này, ihoc.vn sẽ bật mí với bạn những bí quyết chinh phục điểm số cao khi gặp đề thi có phần viết nghị luận xã hội. Hãy cùng theo dõi bài viết với chúng tôi nhé!

Văn nghị luận xã hội là gì

Văn nghị luận xã hội được định nghĩa là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Phạm vi tư liệu được sử dụng để cấu thành chủ đề của dòng văn học này rất rộng. Bao gồm cả những vấn đề tư tưởng, đạo lý cho đến lối sống. Đó có thể là những vấn đề tư tưởng, đạo lý cho đến lối sống. Ngoài ra đôi khi chủ đề nghị luận sẽ đề cập những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hàng ngày. Hoặc cũng có thể là những vấn đề thiên nhiên, vấn đề toàn quốc, toàn cầu…

Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp

Hiện nay, dạng đề văn nghị luận xã hội được xuất hiện thường xuyên trong hầu hết các đề thi môn văn ở mọi cấp độ cấp 2, cấp 3, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia để vào đại học, cao đẳng. Đây cũng là cách mà các đơn vị, cơ sở giáo dục kiểm tra được kỹ năng, vốn sống và mức độ hiểu biết của học sinh.

Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung yêu cầu “nghị luận, bàn bạc” với những vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội. Mà qua đó các em học sinh có thể nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm của bản thân. Từ đó nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cũng như hình thành kinh nghiệm sống cho mọi người.

Nghị luận về chủ đề “hiện tượng đời sống”

  • Hiện tượng đem đến những tác động tích cực trong suy nghĩ của mọi người (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).
  • Hiện tượng, vấn đề xã hội có tác động tiêu cực (nghị luận xã hội về bạo lực học đường, tai nạn giao thông…).
  • Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (Nghị luận về vấn đề xã hội được đề cập trong một đoạn trích, mẩu tin trên báo…)

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

  • Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (nghị luận xã hội về tình yêu thương, lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).
  • Tư tưởng phản tính nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).

Nghị luận về hai mặt đối lập tốt – xấu trong một vấn đề.

  • Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.
  • Vấn đề tư tưởng, đạo lý xuất hiện trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ – rút ra vấn đề nghị luận cần bàn

Cách làm bài văn nghị luận xã hội

Những vấn đề cần lưu ý trong cách làm bài văn nghị luận xã hội

Bố cục của bài văn nghị luận

Một bài văn nghị luận xã hội cũng cần có bố cục rõ ràng gồm ba phần chính mở bài, thân bài và kết bài.

Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
  • Dẫn dắt vào nội dung vấn đề thông qua việc giới thiệu ý chính của câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. Hãy gạch chân những câu, từ quan trọng ở đề bài để xác định đề tài và trích dẫn phù hợp

Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề bài

  • Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lý cần bàn luận
  • Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Để có thể tổng quan khái niệm và vấn đề theo chiều sâu
  • Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý
  • Khái quát quan điểm của tác giả gửi gắm qua vấn đề bàn luận

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

  • Các mặt đúng, sai của vấn đề
  • Dùng dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để chứng minh
  • Khẳng định tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội

Luận điểm 3: Bình luận để mở rộng vấn đề theo nhiều chiều

  • Phản biện những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng, đạo lý
  • Sử dụng những câu chuyện trong sách, cuộc sống có tính tiêu biểu để dẫn chứng minh họa

Kết bài

  • Tóm tắt lại vấn đề – tổng kết lại ý nghĩa của bài viết
  • Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho chính bản thân và mọi người

nghị luận xã hội

Các thao tác lập luận trong cách làm bài văn nghị luận xã hội

Không giống như khi chúng ta trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân với một nhân vật hay một văn bản nào đó trong cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Trong cách làm bài văn nghị luận xã hội, đặt nặng hơn về yếu tố cô đọng, rõ ràng, rành mạch trong lập luận.

Chính vì vậy, kỹ năng chứng minh và giải thích rất quan trọng. Bên cạnh đó việc kết hợp khéo léo và chặt chẽ với các thao tác lập luận phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ. Sẽ giúp chúng ta đánh giá, nhìn nhận nhiều mặt vấn đề, nhiều khía cạnh chiều sâu khác nhau. Từ đó mới có thể làm sáng tỏ vấn đề và nêu rõ được quan điểm của người viết. Giúp bài văn trở nên lôi cuốn và có tính thuyết phục cao hơn.

Xem thêm: Cách làm bài văn lập luận chứng minh hay và chuẩn chương trình Ngữ Văn

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội

Đọc kỹ đề bài

Muốn làm tốt bất cứ một dạng đề nào thì yêu cầu đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là việc đọc thật kỹ đề bài để xác định đươc yêu cầu của đề. Phân biệt được dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý hay cần phải áp dụng cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

Gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để xác lập luận điểm, định hướng luận cứ và phương pháp lập luận áp dụng trong toàn bài.

Lập dàn ý

  • Giúp chúng ta trình bày văn bản khoa học với cấu trúc chặt chẽ, logic
  • Kiểm soát được hệ thống lập luận, diễn đạt mạch lạc
  • Chủ động xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, tránh lan man, dài dòng

Dẫn chứng nghị luận xã hội phù hợp

  • Cần tránh các dẫn chứng chung chung (không xác định được chủ thể thực hiện hành động, nội dung, sự việc cụ thể)
  • Các dẫn chứng cần nên có tính thực tế người thật, việc thật
  • Trích dẫn dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (không nên tập trung kể lể dài dòng).

Bài học nhận thức và hành động

  • Một tác phẩm nghị luận xã hội luôn được xem là vũ khí đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. Do đó, những đánh giá, nhận định cần có tính logic, nhất quán và cùng đi đến một giá trị đạo đức tốt đẹp.
  • Đằng sau một bài văn nghị luận xã hội chắc chắn phải hàm chứa được bài học nhận thức cho bản thân và mọi người. Gắn liền với hành động tích cực để rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

  • Dạng đề văn nghị luận xã hội thường xuất hiện trong cấu trúc đề thi môn ngữ văn theo hình thức yêu cầu bài làm là đoạn văn, chiếm 30% tổng điểm số toàn đề. Bên cạnh đó, trong chương trình học, giáo viên thường kiếm tra kiến thức thông qua hình thức làm bài văn.
  • Với mỗi yêu cầu đề như vậy, học sinh cần xác định rõ dung lượng bài với quy định bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ… để xây dựng dàn ý phù hợp, tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

dẫn chứng nghị luận xã hội

 

Bài tập vận dụng cách làm bài văn nghị luận xã hội

Đề bài: Trong khuôn khổ cuộc thi Miss Grand Việt Nam – Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam 2022, vấn đề “sự thờ ơ, vô cảm trong giới trẻ” xuất hiện trong phần thi ứng xử của Top 5 đã nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả. Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.

Mở bài

Gợi ý mở bài từ ihoc.vn như sau:

Hiện tượng thờ ơ, vô cảm trong giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Vấn đề này cũng đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Khi đã trở thành chủ đề bàn luận trong nhiều chương trình, cuộc thi lớn như Miss Grand Việt Nam – Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam 2022. Thực trạng đáng báo động như hiện nay gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội cần được nhìn nhận lại và thay đổi.

Thân bài

Giải thích vấn đề

  • Thế nào là sự thờ ơ, vô cảm
  • Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ với giới trẻ hiện nay được biểu hiện như thế nào.

Bàn luận vấn đề

  • Thực trạng thờ ơ , vô cảm của giới trẻ thể hiện qua các hành động quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,…
  • Hậu quả của vấn đề đã khiến con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ. Từ đó dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp. Sự vô cảm, các ác sẽ có môi trường để nhân lên và thống trị xã hội,…

Nguyên nhân

  • Bản thân mỗi người hiện nay thiếu đi sự chia sẻ với mọi người xung quanh, chỉ biết vụ lợi theo chủ nghĩa lợi ích cá nhân….
  • Gia đình thiếu sự định hướng và giáo dục sai cách khi các bậc phụ huynh quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái…
  • Nhà trường tập trung giáo dục văn hóa mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh…
  • Xã hội với sự phát triển không ngừng của khoa học, con người dần phụ thuộc vào các sản phẩm công nghệ và trở nên xơ cứng. Không có nhiều không gian và môi trường để phát triển kỹ năng sống, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng…

Phê phán

  • Những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, lạnh lùng, lãnh đạm với mọi người, sự việc xung quanh của một bộ phận
  • Đề cao sự đồng cảm và tình yêu thương
  • Nêu dẫn chứng minh họa thuyết phục

Bài học nhận thức và hành động

  • Về nhận thức, khẳng định đây là vấn đề tiêu cực với nhiều tác hại cần đấu tranh để loại bỏ ra khỏi bản thân và xã hội
  • Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, lối sống tốt đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng

Kết bài

  • Khái quát lại vấn đề thờ ơ, vô cảm của giới trẻ và đánh giá những tác động tiêu cực của vấn đề
  • Kiên quyết lên án lối sống thờ ơ, vô cảm của một số cá nhân. Khẳng định tầm quan trọng của việc phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa.

Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ về cách làm bài văn nghị luận xã hội từ bài viết này của chúng tôi. Sẽ là gợi ý hữu ích, giúp các bạn học sinh chinh phục tốt dạng đề bài nghị luận xã hội trong các đề thi môn Ngữ Văn ở mọi cấp độ. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi ihoc.vn để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích tiếp theo. Chúc các bạn may mắn và học tập tốt nhé!