Trang chủ / Giáo án điện tử / Lớp 5 Tuổi / Khám phá / Giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi: Khám phá “Vật chìm – vật nổi”

Giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi: Khám phá “Vật chìm – vật nổi”

Từ 5-6 tuổi là “thời gian vàng” để các con hòa mình vào các trải nghiệm khám phá khoa học. Góp phần hình thành nền tảng kiến thức, kỹ năng và nuôi dưỡng đam mê, sở thích trong tương lai. Chính vì vậy, Giáo án điện tử của Ihoc xin gửi đến các cô tài liệu giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi. Với chủ đề hiện tượng tự nhiên – khám phá vật chìm, vật nổi giúp các con tăng cường khả năng tư duy, nhận biết các đồ vật chìm, nổi xung quanh.

Giới thiệu giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi

Giáo án mầm non khám phá khoa học 5-6 tuổi được biên soạn với đầy đủ nội dung về hiện tượng tự nhiên – khám phá vật chìm, vật nổi. Ngoài ra giáo án cũng tích hợp một số câu hỏi bổ trợ giúp Cô dựa vào đó dễ dàng tìm hình ảnh liên quan tới chủ đề.

Bộ tài liệu giáo án khám phá khoa học cho trẻ mầm non 5-6 tuổi, các con sẽ được khám phá và nhận biết được những đồ vật xung quanh. Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và phát triển óc sáng tạo.

Giới thiệu giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi
Giới thiệu giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi

Chi tiết về giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi

Mục đích yêu cầu

Kiến thức mang lại:

  • Các con khám phá và nhận biết được những đồ vật xung quanh khi ở trong nước có thể nổi hoặc chìm.
  • Nhận biết và phân biệt được những đồ vật nổi được hoặc chìm dưới nước.

Kỹ năng:

  • Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định, đồng thời phát triển óc sáng tạo.
  • Biết phân biệt và sắp xếp theo nhóm đồ vật nổi, chìm dưới nước.

Thái độ:

  • Yêu thích các hoạt động khám phá khoa học, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.

Chuẩn bị

  • Cô giáo chuẩn bị một số đồ vật bằng nhựa như: bong bóng, ống hút, chai, thìa, dĩa, cốc…,một số đồ vật bằng sắt, kim loại như chìa khóa, nam châm,..và một số đồ vật bằng các chất liệu khác như Lá cây khô, bi ve, xốp, đá, túi ni lông, đĩa sứ,..
  • 3 chậu nước sạch
  • 3 khay để đồ
  • Giáo án, máy chiếu.

Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô.Hoạt động của trẻ.
1. Gây hứng thú

– Hát, vận động bài: “ Giọt mưa và em bé”

– Bài hát nhắc đến giọt gì nhỉ?

-> Đúng rồi, giọt mưa, mưa xuống tạo ra thành nước đấy.

– Bạn nào cho Cô biết nước có ở đâu?

-> Nước có ở khắp mọi nơi như: Biển, ao, hồ, sông, suối, giếng nữa đấy. Nước còn có rất nhiều lợi ích đối với con người, cây cối và con vật.

– Vậy để bảo vệ nguồn nước sạch các con phải làm gì?

– Hằng ngày các con phải sử dụng nước như thế nào?

-> Cô mời các con xem 1 video cùng cô nhé.

– Cô khẳng định: Nước rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của các con vì vậy các con phải biết tiết kiệm nước khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước nhé.

2. Nội dung

2.1. Hoạt động 1: Khám phá vật chìm, vật nổi

Hôm nay cô đem đến cho các con 1 hộp quà đấy, các con muốn biết trong hộp quà có gì không nào?

– Cô mời 1 bạn lên mở hộp quà và cho các bạn biết món quà là gì nhé.

– Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật mà hằng ngày các con được tiếp xúc. Để biết đồ vật nào chìm, vật nổi nhé cô con mình cùng nhau khám phá nhé.

a. Thí nghiệm 1: Dự đoán vật chìm, vật nổi

– Cô chia lớp thành 3 tổ, cô tặng cho mỗi tổ 1 hộp quà. Mời bạn tổ trưởng lên lấy quà và về tổ khám phá.

– Trẻ mở quà và trao đổi với nhau về độ nặng, nhẹ của vật khi cầm trên tay.

– Cô đến từng nhóm hỏi trẻ:

+ Nhóm của các con có những đồ vật gì?

+ Con có nhận xét gì về các đồ vật này?

-> Để biết điều gì sẽ xảy ra khi thả đồ vật này vào chậu nước. Cô mời các con cùng nhau làm thí nghiệm và dự đoán xem vật nào nổi, vật nào chìm nhé.

– Cô mời trẻ 3 tổ nêu kết quả. Cô hỏi:

+ Tổ 1: – Khi thả các vật đó vào chậu nước con thấy thế nào?

– Vì sao con biết vật đó nổi, vật đó chìm.( bóng, lá cây, sỏi, bi ve).

+ Tổ 2:- Con có nhận xét gì khi thả ống hút, xốp, nam châm và kẹp giấy vào chậu nước?

– Tại sao con biết?

+ Tổ 3: – Khi thả các vật đó vào chậu nước con thấy điều gì xảy ra?( chai nhựa, túi ni lông, chìa khóa và viên đá).

– Vì sao?

-> Cô khẳng định: Tất cả những đồ vật nổi lên mặt nước là đồ vật đó nhẹ hơn. Còn những đồ vật nặng thì sẽ chìm ở dưới nước.

b. Thí nghiệm 2: Cô chuẩn bị mỗi tổ 3 đồ vật có cùng tên gọi, hình dạng, nhưng khác nhau về chất liệu, kích thước.

– Mỗi tổ 3 đồ vật cùng loại: Thìa, cốc, đĩa( chất liệu nhựa, in ốc, sứ).

– Cho trẻ gọi tên các đồ vật, chất liệu.

– Cho trẻ làm thí nghiệm thả đồ vật giống nhau vào chậu nước và quan sát phát hiện xem vật nào nổi, vật nào chìm.

– Cô hỏi trẻ : Các con cho cô biết “ Vì sao 2 đồ vật giống nhau khi cùng thả xuống nước mà có vật thì nổi, có vật lại chìm?”

-> Kết quả: Đúng rồi, các vật có sự khác nhau như vậy là do khối lượng ( nặng, nhẹ), do chất liệu khác nhau như: nhựa, inox và sứ.

* Mở rộng: Ngoài những vật mà hôm nay cô con mình đã khám phá các con còn biết những đồ vật nào nữa?

-> Cô khẳng định lại kết quả

2.2. Hoạt động 2: Trò chơi

* Trò chơi 1: “ Thử tài thông minh của bé”

– Cô kể cho trẻ nghe về 1 câu chuyện.

– Hỏi trẻ, dẫn dắt trẻ vào trò chơi.

– Cô cho 3 tổ lên chơi.

+ Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 cái bình (bên trong bình có 3 quả bóng), 3 cái xô đựng nước, 3 cái cốc múc nước. Nhiệm vụ của các bạn sẽ múc nước trong xô và đi theo đường hẹp để đổ nước vào bình, bạn thứ nhất thực hiện xong chuyển cốc cho bạn thứ 2 và đi về cuối hàng. Và tiếp tục các bạn khác chơi tương tự.

+ Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc, ( bạn nào đi không đúng vào đường hẹp sẽ mất lượt chơi), bản nhạc kết thúc tổ nào có bình nước làm cho quả bóng dâng cao hơn tổ đó giành chiến thắng.

-> Cô động viên trẻ chơi, khen trẻ.

– Giao dục: biết bảo vệ nguồn nước, và sử dụng nước tiết kiệm. Khi thực hiện thí nghiệm phải có người lớn hướng dẫn, không được tự ý làm.

* Trò chơi 2: “Thả thuyền giấy”

– Cho trẻ thả thuyền giấy đã gấp vào chậu nước và đếm số thuyền của tổ. Trẻ nhận xét chiếc thuyền giấy khi thả xuống nước.

3. Kết thúc:

– Cô khen ngợi, động viên trẻ, cho trẻ hát bài ra ngoài.

 

 – Trẻ hát và vận động

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ xem video

 

 

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ mở hộp quà, và nói tên.

 

 

 

– Trẻ ngồi về tổ và khám phá hộp quà.

 

– Trẻ trao đổi.

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ gọi tên

– Trẻ làm thí nghiệm

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

– Trẻ thực hiện

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

– Trẻ chơi

 

 

 

 

 

 

– Trẻ thực hiện

 

– Trẻ hát và ra ngoài

Trên đây là giáo án khám phá khoa học 5-6 tuổi. Cô và quý phụ huynh có thể tải xuống miễn phí bằng cách bấm nút “Download Now” phía dưới. Ngoài ra Giáo án điện tử của Ihoc còn cung cấp giáo án mầm non với nhiều chủ đề dành cho mọi lứa tuổi khác nhau, các Cô có thể tham khảo thêm ví dụ như: giáo án khám phá khoa học 4-5 tuổi, giáo án kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi,…

download button