Giới thiệu sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 7 bản 1 Chân Trời Sáng Tạo
Sách Mĩ Thuật bộ Chân Trời Sáng Tạo Lớp 7
Tổng chủ biên: Nguyễn Thị Nhung
Chủ biên: Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc
Tác giả: Nguyễn Đức Giang, Võ Thị Nguyên, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân
Bộ Sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 7 bản 1 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn theo định hướng cụ thể hoá Chương trình Giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật 2018. Phát huy tối đa năng lực tự học và khả năng sáng tạo của người học.
Các tác giả trong quá trình biên soạn nội dung đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp học tập dựa trên lí thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner và lí thuyết Học tập trải nghiệm của David Kolb. Kết hợp với những ưu điểm của các sách giáo khoa Mĩ thuật trước đây. Để xây dựng và thiết kế 16 bài học với những hoạt động chính bao gồm Khám phá, kiến tạo kiến thức, kỹ năng; Luyện tập – Sáng tạo; Phân tích – Đánh giá; Vận dụng – Phát triển. Cấu trúc nội dung theo 5 chủ đề xuyên suốt sau:
- Chữ cách điệu trong đời sống
- Nghệ thuật Trung đại Việt Nam
- Hình khối trong không gian
- Nghệ thuật Trung đại thế giới
- Cuộc sống xưa và nay
Nhờ đó, học sinh có thể phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật. Đồng thời khuyến khích học sinh bộc lộ khả năng học tập, sáng tạo theo năng lực, sở thích và điều kiện thực tế. Gợi mở giúp các em kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống thực tế và các môn học khác. Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực sáng tạo ở mỗi em.
Sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 7 bản 1 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến tính giáo dục cao theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Hãy cùng tham khảo nội dung cuốn sách với Thư Viện Học Liệu trong phần tiếp theo của bài viết nhé
Nội dung sách
Sách Mỹ Thuật 7 bản 1 bộ Chân Trời Sáng Tạo gồm có các nội dung chính như sau:
Chủ đề 1: Chữ cách điệu trong đời sống
- Bài 1: Nhịp điệu và sắc màu của chữ
- Bài 2: Logo dạng chữ
Chủ đề 2: Nghệ thuật trung đại Việt Nam
- Bài 3: Đường diềm trang trí với họa tiết thời lý
- Bài 4: Trang phục áo dài với họa tiết dân tộc
- Bài 5: Bìa sách với di sản kiến trúc Việt Nam
Chủ đề 3: Hình khối trong không gian
- Bài 6: Mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu
- Bài 7: Ngôi nhà trong tranh
- Bài 8: Chao đèn trong trang trí kiến trúc
Tổng kết học kì I
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật
Chủ đề 3: Nghệ thuật trung đại thế giới
- Bài 9: Cân bằng đối xứng trong kiến trúc Gothic
- Bài 10: Hình khối của nhân vật trong điêu khắc
- Bài 11: Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng
- Bài 12: Những mảnh ghép thú vị
Chủ đề 4: Cuộc sống xưa và nay
- Bài 13: Chạm khắc đình làng
- Bài 14: Nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống
- Bài 15: Tranh vẽ theo hình thức ước lệ
- Bài 16: Sắc màu của tranh in
Tổng kết năm học
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật
Giải thích thuật ngữ