Mục lục
Giới thiệu sách giáo khoa Lịch Sử Và Địa Lí lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
Sách Lịch Sử Và Địa Lí lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
Chủ biên phần lịch sử: Hà Bích Liên, Mai Thị Phú Phương
Tác giả: Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Trà My, Trần Văn Nhân, Hồ Thanh Tâm, Nguyễn Kim Tường Vy
Tổng chủ biên phần địa lí: Nguyễn Kim Hồng
Chủ biên: Phan Văn Phú, Mai Phú Thanh
Tác giả: Vũ Thị Bắc, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Hà Quỳnh Giao, Hoàng Thị Kiều Oanh, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phạm Đỗ Văn Trung
Bộ Sách giáo khoa Lịch Sử Và Địa Lí lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn với định hướng chú trọng phát huy tính sáng tạo của cả thầy và trò khi tổ chức các hoạt động dạy và học, cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Sách giáo khoa Lịch Sử Và Địa Lí 7 được cấu trúc gồm 2 phần tương ứng với 2 phân môn lịch sử và địa lí.
Phần lịch sử gồm 5 chương và 21 bài xoay quanh chủ đề giới thiệu những nội dung cơ bản về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á (từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX) và lịch sử Việt Nam (từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Phần Địa lí được biên soạn và thiết kế nội dung gồm 6 chương và 23 bài, tập trung nhiệm vụ giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, xã hội và kinh tế của sâu châu lục châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
Đặc biệt, để giúp các em nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa khoa học địa lí và khoa học lịch sử, cuốn sách còn có hai chủ đề chung là Các Cuộc Đại Phát Kiến Địa Lí và Đô Thị: Lịch Sử Và Hiện Tại.
Sách giáo khoa Lịch Sử Và Địa Lí lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến tính giáo dục cao theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học tập tham khảo nội dung cuốn sách này trong phần tiếp theo của bài viết
Nội dung sách
Sách Lịch Sử Và Địa Lí lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo gồm có các nội dung chính như sau:
Phần lịch sử
Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
- Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí
- Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
- Bài 4: Văn hóa phục hưng
- Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo
Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kì XIX
- Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
- Bài 8: Vương triều Gúp-ta
- Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Bài 10: Đế quốc Mô-gôn
Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia
- Bài 13: Vương quốc Lào
Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (938-1009)
- Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)
- Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
- Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)
- Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
- Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
- Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kì XVI
Phần Địa Lí
Chương 1: Châu Âu
- Bài 1: Thiên nhiên châu Âu
- Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
- Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu
- Bài 4: Liên minh châu Âu
Chương 2: Châu Á
- Bài 5: Thiên nhiên châu Á
- Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
- Bài 7: Bản đó chính trị châu Á, các khu vực của châu Á
- Bài 8: Thực hành tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á
Chương 3: Châu Phi
- Bài 9: Thiên nhiên châu Phi
- Bài 10: Dân cư, xã hội châu Phi
- Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi
- Bài 12: Thực hành sưu tầm tư liệu về Cộng Hoà Nam Phi
Chương 4: Châu Mỹ
- Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
- Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ
- Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ
- Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ
- Bài 17: Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ, văn đề đô thị hoá, văn hoá Mỹ Latinh
- Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn
Chương 5: Châu Đại Dương
- Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương
- Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a
- Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a
Chương 6: Châu Nam Cực
- Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
- Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực
Chủ đề chung 1. Các cuộc phát kiến địa lí
Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện đại
Thuật ngữ