Giới thiệu sách giáo khoa Địa Lí 10 Cánh Diều
Sách giáo khoa Địa Lí 10 Cánh Diều
Tổng chủ biên: Lê Thông
Chủ biên: Nguyễn Minh Tuệ
Tác giả: Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Quyết Chiến, Vũ Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Trang Thanh, Lê Mỹ Dung
Bộ Sách giáo khoa Địa Lí 10 Cánh Diều được biên soạn với định hướng giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế – xã hội) cũng như góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực địa lí để vững bước mai sau, lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho mình.
Nội dung môn học Chuyên đề học tập Địa lí 10 được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí (ban hành năm 2018) hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực; đảm bảo tính kế thừa, hiện đại
Sách giáo khoa Địa Lí 10 Cánh Diều được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến phát triển được những năng lực và phẩm chất cho học sinh theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học tập khám phá nội dung cuốn sách trong phần tiếp theo của bài viết
Nội dung sách
Sách Địa Lí 10 Cánh Diều gồm có các nội dung chính như sau:
Phần 1: Một số vấn đề chung
Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Bài 2: Sử dụng bản đồ
Phần 2: Địa lí tự nhiên
Chương 1: Trái đất
Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng
Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Chương 2: Thạch quyển
Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Chương 3: Khí quyển
Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí
Bài 8: Khí áp, gió và mưa
Bài 9: Thực hành: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
Chương 4: Thủy quyển
Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa
Bài 11: Nước biển và đại dương
Chương 5: Sinh quyển
Bài 12: Đất và sinh quyển
Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới
Chương 6: Một số quy luật của vỏ địa lí
Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Phần 3: Địa lí kinh tế – xã hội
Chương 7: Địa lí dân cư
Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số
Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
Chương 8: Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Chương 9: Địa lý các ngành kinh tế
Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và dịch vụ
Chương 10: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Bảng giải thích thuật ngữ
Bảng tra cứu địa danh/tên riêng nước ngoài