Mục lục
Giới thiệu sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Cánh Diều
Sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Cánh Diều
Tổng chủ biên: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Chủ biên: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Tác giả: Phạm Thị Hồng Điệp, Dương Thị Thúy Nga, Trần Thị Diệu Oanh, Nguyễn Nhật Tân, Trần Văn Thắng, Hoàng Thị Thinh, Hoàng Thị Thuận
Bộ Sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Cánh Diều được biên soạn với định hướng giúp các em từng bước trưởng thành và xử lí những tình huống phù hợp với nhận thức, tâm sinh lí và quy định của pháp luật.
Nội dung môn học giúp học sinh củng cố, nâng cao các năng lực đã được hình thành, phát triển qua việc học tập môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở
- Có kiến thức phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật
- Vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống kinh tế, pháp luật trong thực tiễn cuộc sống
- Có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế, đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn học.
Từ những tri thức đã khám phá, các em sẽ từng bước tiếp cận, hiểu và vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải những hiện tượng kinh tế, xã hội, pháp luật nảy sinh trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, các em có thể từng bước trưởng thành và xử lí những tình huống phù hợp với nhận thức, tâm sinh lí và quy định của pháp luật.
Sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Cánh Diều được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến phát triển được những năng lực và phẩm chất cho học sinh theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học tập khám phá nội dung cuốn sách trong phần tiếp theo của bài viết
Nội dung sách
Sách Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Cánh Diều gồm có các nội dung chính như sau:
Phần một: Giáo dục kinh tế 10
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường
Bài 3: Thị trường
Bài 4: Cơ chế thị trường
Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế
Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài 6: Thuế
Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Chủ đề 5: Tín dụng và các dịch vụ tín dụng
Bài 8: Tín dụng
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Phần hai: Giáo dục pháp luật 10
Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 13: Chính quyền địa phương
Chủ đề 8: Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Chủ đề 9: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Bài 21: Thực hiện pháp luật
Giải thích thuật ngữ