Mục lục
Giới thiệu sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Chủ biên: Trần Thị Mai Phương
Tác giả: Nguyễn Hà An, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Toan
Bộ Sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn với định hướng giúp các em có những tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực về kinh tế và pháp luật
Nội dung môn học được biên soạn theo 9 chủ đề, giáo dục các em:
- Đặt tình cảm, niềm tin vào đường lối phát triển của đất nước
- Hiểu được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Tích cực, tự giác học tập và tham gia lao động, sản xuất phù hợp với khả năng của bản thân tôn trọng quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật
Từ những tri thức đã khám phá, các em sẽ phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác, tự điều chỉnh và nhắc nhờ, giúp đỡ người khác điều chỉnh thái độ, hành vi theo các chuẩn mực đạo đức, kinh tế, pháp luật
- Có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế
- Có kĩ năng sống, bản lĩnh để tiếp tục học tập, làm việc và thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Sách giáo khoa Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến phát triển được những năng lực và phẩm chất cho học sinh theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học tập khám phá nội dung cuốn sách trong phần tiếp theo của bài viết
Nội dung sách
Sách Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống gồm có các nội dung chính như sau:
Phần một: Giáo dục kinh tế
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường
Bài 3: Thị trường
Bài 4: Cơ chế thị trường
Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế
Bài 5: Ngân sách nhà nước
Bài 6: Thuế
Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Chủ đề 5: Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng trong đời sống
Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Phần hai: Giáo dục pháp luật
Chủ đề 7: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 13: Thực hiện pháp luật
Chủ đề 8: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ đề 9: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Bài 23: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Một số thuật ngữ dùng trong sách
Danh sách tranh ảnh sử dụng