Trang chủ / Sách giáo khoa / Lớp 10 / Ngữ văn / Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giới thiệu sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng chủ biên: Bùi Mạnh Hùng

Chủ biên: Phan Huy Dũng

Tác giả: Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn Thị Diệu Linh, Đặng Lưu, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Nương, Đỗ Hải Phong

Bộ Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn với định hướng sẽ cùng đưa các bạn tham dự hành trình đầu tiên khám phá nhiều điểm thú vị, bắt ngờ của môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông.

Nội dung Ngữ văn 10 tập 1 được xây dựng với 5 bài học: Sức hấp dẫn của truyện kể, vẻ đẹp của thơ ca, Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận, Sức sống của sử thi, Tích trò sân khấu dân gian.

Thông qua các bài học sẽ giúp học sinh củng cố và bổ sung kiến thức về đặc điểm của một số loại, thể loại văn bản quen thuộc như truyện (thần thoại, truyện ngắn), sử thi, thơ trữ tình, kịch bản văn học chèo, tuồng, văn bản nghị luận,…

Mỗi bài học tổ chức xoay quanh trục đọc – viết – nói – nghe, với những yêu cầu cụ thể, phù hợp, vừa lặp lại, vừa biến đổi, mở rộng theo hướng nâng cao dần. Nguyên tắc sắp xếp các phần trong mỗi bài học tuân thủ theo cấu trúc chung của bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, nhằm bảo đảm tính nhất quán và triết lí riêng của bộ sách.

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến tính giáo dục cao theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học tập khám phá nội dung cuốn sách này trong phần tiếp theo của bài viết

ngu van 10 tap 1ket noi tri thuc voi cuoc song

Nội dung sách

Sách Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống gồm có các nội dung chính như sau:

Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể

Đọc

  •  Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
  •  Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện về Phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ)
  •  Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
  •  Thực hành tiếng việt: Sử dụng từ Hán Việt

Viết

  •  Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)

Nói và nghe

  • Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

Củng cố, mở rộng

Thực hành đọc

  • Tê – dê (Trích Thần thoại Hy Lạp, Ê-đi Ha-min-tơn – Edith Hamiton kể)

Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

Đọc

  • Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản
  • Thu hứng (Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ)
  • Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
  • Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư (Chu Văn Sơn)
  • Thực hành tiếng việt: Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự và cách sửa

Viết

  • Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Nói và nghe

  • Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

Củng cố mở rộng

Thực hành đọc

  • Cánh đồng (Ngân Hoa)

 Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận

Đọc

  • Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích – Thân Nhân Trung)
  • Yêu và đồng cảm (Trích – Phong Tử Khải)
  • Chữ bầu lên nhà thơ (Trích – Lê Đạt)
  • Thực hành tiếng việt; Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

Viết

  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nói và nghe

  • Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau

Củng cố mở rộng

Thực hành đọc

  • Thế giới mạng và tôi (Trích – Nguyễn Thị Hậu)

 Bài 4: Sức sống của sử thi

Đọc

  • Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (Trích I-li-át – Hê-me-rơ – Hómèros)
  • Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời (Trích Đăm Săn – Sử thi Ê-đê)
  • Thực hành tiếng việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Viết

  • Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

Nói và nghe

  • Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Củng cố, mở rộng

Thực hành đọc

  • Ra- ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)

Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian

Đọc

  • Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)
  • Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
  • Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân (Phạm Thùy Dung)

Viết

  • Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

Nói và nghe

  • Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Củng cố mở rộng

Thực hành đọc

  • Hồn thiêng đưa đường (Trích tuồng Sơn Hậu)

Ôn tập Học kỳ I

Bảng tra cứu thuật ngữ

Bảng giải thích một số thuật ngữ

Bảng tra cứu một số yếu tố Hán Việt

Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài