Giới thiệu sách giáo khoa Sinh học 10 Cánh Diều
Sách giáo khoa Sinh học 10 Cánh Diều
Tổng chủ biên: Mai Sỹ Tuấn
Chủ biên: Đinh Quang Báo
Tác giả: Lê Thị Phương Hoa, Ngô Văn Hưng, Trần Thị Thúy, Đoàn Văn Thược
Sách giáo khoa Sinh học 10 Cánh Diều được biên soạn với định hướng giúp các em khám phá khoa học, phát triển năng lực nhận thức của học sinh cấp Trung học phổ thông
Nội dung môn học vừa phản ánh các thuộc tính cơ bản của tổ chức sống ở các cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển; vừa giới thiệu các nguyên lí công nghệ ứng dụng sinh học nhằm định hướng cho các em lựa chọn ngành nghề trong bối cảnh phát triển của công nghệ sinh học và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Sách giáo khoa Sinh học 10 Cánh Diều được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến phát triển được những năng lực và phẩm chất cho học sinh theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học tập khám phá nội dung cuốn sách trong phần tiếp theo của bài viết
Nội dung sách
Sách Sinh học 10 Cánh Diều gồm có các nội dung chính như sau:
Phần 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Chủ đề 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học
Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững
Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
Chủ đề 2: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Ôn tập phần 1
Phần 2: Sinh học tế bào
Chủ đề 3: Giới thiệu chung về tế bào
Bài 4: Khái quát về tế bào
Chủ đề 4: Thành phần hóa học của tế bào
Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 6: Các phân tử sinh học
Chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào
Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào
Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme
Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào
Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tết bào và phân bào
Bài 12: Thông tin tế bào
Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân
Bài 14: Giảm phân
Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, dộng vật
Chủ đề 8: Công nghệ tế bào
Bài 16: Công nghệ tế bào
Ôn tập Phần 2
Phần 3: Sinh học vi sinh vật và virus
Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật
Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng
Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật
Chủ đề 10: Virus
Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus
Ôn tập Phần 3