Giới thiệu sách giáo khoa Tin Học 10 Cánh Diều
Sách giáo khoa Tin Học 10 Cánh Diều
Tổng chủ biên: Hồ Sĩ Đàm
Chủ biên: Hồ Cẩm Hà
Tác giả: Đỗ Đức Đông, Nguyễn Đình Hóa, Lê Minh Hoàng, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Thanh Tùng
Sách giáo khoa Tin Học 10 Cánh Diều được biên soạn theo định hướng đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy máy tính, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính
Nội dung môn học tập trung truyền tải những kiến thức nền tảng về tin học ứng dụng (ICT) và Khoa học máy tính (CS)
Định hướng ICT đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính, công nghệ số của mọi công dân trong thời đại số hoá và toàn cầu hoá. Những ngành nghề thuộc các lĩnh vực như: xã hội nhân văn, du lịch, văn hoá, nghệ thuật,… đều rất cần sử dụng công cụ tin học.
Định hướng CS đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy máy tính, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính. Do vậy, định hướng CS là lựa chọn phù hợp với những em muốn làm việc hoặc học tiếp không chỉ trong lĩnh vực tin học mà còn trong một số ngành nghề khác cần vận dụng kiến thức và kĩ năng tin học ở mức cao như: điện tử viễn thông, công nghệ, kĩ thuật, ..
Sách giáo khoa Tin Học 10 Cánh Diều được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến phát triển được những năng lực và phẩm chất cho học sinh theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học liệu khám phá nội dung cuốn sách trong phần tiếp theo của bài viết
Nội dung sách
Sách Tin Học 10 Cánh Diều gồm có các nội dung chính như sau:
Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức (Tin học và xử lí thông tin)
Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin
Bài 2: Sự ưu việt của máy tính và những thành tựu của tin học
Bài 3: Thực hành sử dụng thiết bị số
Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế – xã hội
Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet
Bài 1: Mạng máy tính với cuộc sống
Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật
Bài 3: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính
Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số
Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số
Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao
Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá Python
Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản
Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh
Bài 7: Thực hành câu lệnh rẽ nhánh
Bài 8: Câu lệnh lặp
Bài 9: Thực hành câu lệnh lặp
Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn
Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện
Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự – xử lí xâu kí tự
Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu
Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách – Xử lí danh sách
Bài 15: Thực hành với dữ liệu kiểu danh sách
Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 17: Thực hành lập trình giải bài toán trên máy tính
Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính
Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học
Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình
Bài 2: Dự án nhỏ: Tìm hiểu về nghề lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động
Chủ đề A (CS): Máy tính và xã hội tri thức
Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân
Bài 3: Số hóa văn bản
Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh
Chủ đề E (ICT): Ứng dụng tin học
Bài 1: Tạo văn bản tô màu và ghép ảnh
Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh
Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha
Bài 4: Thực hành tổng hợp