Trang chủ / Sách giáo khoa / Lớp 7 / Âm nhạc / Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giới thiệu sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

Sách Âm nhạc bộ Chân Trời Sáng Tạo Lớp 7

Tổng chủ biên: Hồ Ngọc Khải, Nguyễn Thị Tố Mai

Chủ biên: Nguyễn Văn Hảo

Tác giả: Lương Diệu Ánh, Nguyễn Đăng Bửu, Trần Đức Lâm, Phạm Gia Hoàng My

Bộ Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn theo khung chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc năm 2018.

Sách được biên soạn với 8 chủ đề theo nguyên tắc lấy hoạt động thực hành để hình thành kiến thức và phát triển kĩ năng. Thông qua các mạch nội dung chính là: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc và Nghe nhạc.

Mỗi chủ đề chuyển tải những nội dung hấp dẫn khi chứa đựng nhiều giá trị văn hoá âm nhạc của dân tộc và thế giới. Các em học sinh có cơ hội và môi trường trải nghiệm, khám phá những phẩm chất, năng lực chung và năng lực âm nhạc đặc thù của bản thân.

Thông qua môn học này, học sinh sẽ có thể hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng tình yêu với âm nhạc cũng như hình thành thẩm mỹ âm nhạc của bản thân

Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến tính giáo dục cao theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018 . Hãy cùng tham khảo nội dung cuốn sách với thư viện học liệu điện tử trong phần tiếp theo của bài viết nhé

am nhac lop 7 chan troi sang tao

Nội dung sách

Sách Âm Nhạc lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo gồm có các nội dung chính như sau:

Chủ đề 1: Vui mùa khai trường

  • Hát: Bài hát Vui đến trường
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 1
  • Sáo Recorder: Bài thực hành số 1
  • Kèn phím: Bài thực hành số 1
  • Lí thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay đầu
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

Chủ đề 2: Gia đình yêu thương

  • Hát: Bài hát Niềm vui gia đình
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 2
  • Sáo Recorder: Bài thực hành số 2
  • Kèn phím: Bài thực hành số 2
  • Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
  • Thường thức âm nhạc: Một số thể loại ca khúc
  • Nghe nhạc: Nghe bài hát Ru con

Chủ đề 3: Nhớ ơn thầy cô

  • Hát: Bài hát Lời cô
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 3
  • Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2
  • Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Vân
  • Nghe nhạc: Nghẹ bài hát Bài ca người giáo viên nhân dân

Chủ đề 4: Em yêu dân ca

  • Hát: Bài hát Lí dĩa bánh bò
  • Sáo Recorder/kèn phím: Bài thực hành số 3
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3
  • Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam

Chủ đề 5: Mùa xuân tươi đẹp

  • Hát: Bài hát Mùa xuân cho em
  • Lí thuyết âm nhạc: Một số thuật ngữ về nhịp độ
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4
  • Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
  • Nghe nhạc: Nghe bài hát Việt Nam quê hương tôi

Chủ đề 6: Giai điệu vùng cao

  • Hát: Bài hát Vùng cao quê em
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 4
  • Sáo Recorder: Bài thực hành số 4
  • Kèn phím: Bài thực hành số 4
  • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc
  • Nghe nhạc: Nghe tác phẩm Xuân về trên bản Mèo

Chủ đề 7: Âm nhạc bốn phương

  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5
  • Hát: Bài hát Cuộc đời tươi đẹp (Proud of you)
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 5
  • Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về sắc thái cường độ
  • Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Ludwig van Beethoven
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn Giao hưởng số 5

Chủ đề 8: Giai điệu cuộc sống

  • Hát: Bài hát Khúc hát chim sơn ca
  • Sáo Recorder: Bài thực hành số 5
  • Kèn phím: Bài thực hành số 5
  • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ phương tây
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn Asturias

Giải thích thuật ngữ

Xem sách online


Tải sách

download button