Trang chủ / Sách giáo khoa / Lớp 7 / Âm nhạc / Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giới thiệu sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Âm nhạc bộ Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống Lớp 7

Tổng chủ biên: Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính

Chủ biên: Vũ Mai Lan

Tác giả: Bùi Minh Hoa, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thanh Vân

Bộ Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn với mục đích mang đến cho các em học sinh những bài học âm nhạc hấp dẫn, thú vị.

Sách được biên soạn với 8 chủ đề được triển khai theo cấu trúc kết nối và tích hợp của các mạch nội dung như: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc.

Các em học sinh được có cơ hội trải nghiệm, khám phá, luyện tập những kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã được học ở sách giáo khoa Âm nhạc 7 để vận dụng – sáng tạo trong hoạt động biểu diễn thể hiện năng lực âm nhạc của mình.

Những nhịp điệu vui tươi, sôi nổi, nhịp nhàng từ các bài hát, bài luyện tập nhạc cụ, bài đọc nhạc hay những làn điệu dân ca mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền, những thông điệp về bảo vệ môi trường xanh,…  Sẽ giúp các em học sinh bồi đắp thêm tình yêu với cuộc sống tươi đẹp và tràn đầy tinh thần thân ái.

Sách giáo khoa Âm Nhạc lớp 7 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến tính giáo dục cao theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018 . Hãy cùng tham khảo nội dung cuốn sách với thư viện học liệu điện tử trong phần tiếp theo của bài viết nhé

am nhac lop 7 ket noi tri thuc voi cuoc song

Nội dung sách

Sách Âm Nhạc lớp 7 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống gồm có các nội dung chính như sau:

Chủ đề 1: Ngày khai trường

  • Hát: Bài hát Khai trường
  • Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
  • Thường thức âm nhạc: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bài hát Tuổi đời mênh mông
  • Vận dụng – Sáng tạo

Chủ đề 2: Môi trường xanh

  • Hát: Bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp
  • Nghe nhạc: Tác phẩm Alouette (Tiếng chim sơn ca)
  • Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím
  • Thưởng thức âm nhạc: nhạc sĩ Hoàng Việt và ca khúc Nhạc rừng
  • Vận dụng – Sáng tạo

Chủ đề 3: Thầy cô và mái trường

  • Hát: Bài hát Nhớ ơn thầy cô
  • Lí thuyết âm nhạc: Dấu nhắc lại, dấy quay lại, khung thay đổi
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2
  • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số thể loại ca khúc
  • Vận dụng – Sáng tạo

Chủ đề 4: Giai điệu quê hương

  • Hát: Bài hát Lí kéo chài
  • Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3
  • Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím
  • Vận dụng – Sáng tạo

Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân

  • Hát: Bài hát Mùa xuân ơi
  • Nghe nhạc: Bài hát Sông Đakrông mùa xuân về
  • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu cồng chiêng, đàn t’rưng của Tây Nguyên
  • Lí thuyết âm nhạc: Các kí hiệu tăng trường độ
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4
  • Vận dụng – Sáng tạo

Chủ đề 6: Âm nhạc nước ngoài

  • Hát: Bài hát Santa Lucia
  • Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ
  • Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím
  • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn cello và contrabass
  • Vận dụng – Sáng tạo

Chủ đề 7: Cuộc sống tươi đẹp

  • Hát: Bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui
  • Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky và khúc nhạc Chèo thuyền
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5
  • Vận dụng – Sáng tạo

Chủ đề 8: Mùa hè của em

  • Hát: Bài hát Mưa hè
  • Nghe nhạc: Bài hát Hè về
  • Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím
  • Vận dụng – Sáng tạo

Giải thích một số thuật ngữ và khái niệm âm nhạc

Xem sách online


Tải sách

download button