Mục lục
Giới thiệu sách giáo khoa Khoa Học Tự Nhiên (KHTN) lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
Sách Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
Tổng chủ biên: Cao Cự Giác
Chủ biên: Nguyễn Đức Hiệp, Tống Xuân Tám
Tác giả: Nguyễn Công Chung, Trần Hoàng Đương, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Lịch, Trần Thị Kim Ngân, Trần Hoàng Nghiêm, Lê Cao Phan, Trần Ngọc Thắng, Nguyễn Tấn Trung
Bộ Sách giáo khoa Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn với định hướng vùng các em khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 được cấu trúc gồm phần Mở đầu và 11 Chủ đề học tập mang đến cho các em những tri thức về chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi năng lượng, các nguyên lí, khái niệm chung về thế giới tự nhiên.
Đến với mỗi bài học, các em sẽ được tham gia vào chuỗi các hoạt động nhằm hình thành năng lực cho các em
- Hoạt động Mở đầu bài học: đưa ra câu hỏi, tình huống, vấn đề của thực tiễn qua đó định hướng, gợi mở các em huy động kiến thức và kinh nghiệm để bắt nhịp một cách hứng thú vào bài học.
- Chuỗi hoạt động Hình thành kiến thức: được xem là chuỗi hoạt động quan trọng nhất, khi các em cần tích cực quan sát hình ảnh minh họa, làm thí nghiệm, thảo luận, phán đoán khoa học để chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học.
- Các hoạt động Luyện tập, Vận dụng: giúp các em ôn kiến thức, rèn kĩ năng của bài học và sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Hoạt động Mở rộng: giúp các em tìm hiểu bổ sung kiến thức hoặc ứng dụng liên quan đến bài học.
- Cuối mỗi bài học là hệ thống bài tập tạo điều kiện để các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình.
- Bảng Giải thích thuật ngữ cuối sách là nơi mà các em có thể sử dụng để tra cứu nhanh các thuật ngữ khoa học liên quan đến bài học.
Sách giáo khoa Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo được biên soạn theo nhiều chủ đề hấp dẫn, hướng đến tính giáo dục cao theo chuẩn chương trình phổ thông mới 2018. Cùng thư viện học tập tham khảo nội dung cuốn sách này trong phần tiếp theo của bài viết.
Nội dung sách
Sách Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo gồm có các nội dung chính như sau:
- Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Chủ đề 1. Nguyên tử – Nguyên tố hóa học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Bài 2. Nguyên tử
- Bài 3. Nguyên tố hóa học
- Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chủ đề 2. Phân tử
- Bài 5. Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
- Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học
- Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học
Chủ đề 3. Tốc độ
- Bài 8. Tốc độ chuyển động
- Bài 9. Đồ thị quãng đường – thời gian
- Bài 10. Đo tốc độ
- Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông
Chương 4. Âm thanh
- Bài 12. Mô tả sóng âm
- Bài 13. Độ to và độ cao của âm
- Bài 14. Phản xạ âm
Chủ đề 5. Ánh sáng
- Bài 15. Ánh sáng, tia sáng
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng
- Bài 17. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Chủ đề 6. Từ
- Bài 18. Nam châm
- Bài 19. Từ trường
- Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn
- Bài 21. Nam châm điện
Chủ đề 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Bài 22. Vai trờ của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Bài 23. Quang hợp ở thực vật
- Bài 24. Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
- Bài 25. Hô hấp tế bào
- Bài 26. Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
- Bài 27. Trao đổi khí ở sinh vật
- Bài 28. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
- Bài 29. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
- Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
- Bài 32. Cảm ứng ở sinh vật
- Bài 33. Tập tính ở động vật
Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
- Bài 36. Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật
Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật
- Bài 37. Sinh sản ở sinh vật
- Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
- Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Bảng giải thích thuật ngữ
Phụ lục