Giới thiệu sách giáo khoa Vật lý nâng cao lớp 12
Cuốn sách sách giáo khoa Vật lý nâng cao lớp 12 được biên soạn bám sát theo chương trình Vật lý lớp 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng truyền tải cho các em nhiều kiến thức nâng cao và có chiều sâu hơn. Cuốn sách này giúp các em hiểu rõ cốt lõi các hiện tượng vật lý như sóng ánh sáng, sóng cơ, sóng âm, sóng điện từ,…
Sau khi học xong cuốn sách này, dạy học trực truyến hi vọng các em sẽ yêu thích hơn nữa môn vật lý, vận dụng tốt các kiến thức trong sách ra thực tiễn.
Nội dung sách
Nội dung chương trình học của cuốn sách giáo khoa Vật lý nâng cao lớp 12 gồm:
Chương 1: Động lực học vật rắn
Bài 1: Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
Bài 2: Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định
Bài 3: Momen động lượng. Định luật bảo toàn momen động lượng
Bài 4: Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định
Bài 5: Bài tập về động lực học vật rắn
Chương 2: Dao động cơ
Bài 6: Dao động điều hoà
Bài 7: Con lắc đơn. Con lắc vật lý
Bài 8: Năng lượng trong dao động điều hoà
Bài 9: Bài tập về dao động điều hoà
Bài 10: Dao động tắt dần và dao động duy trì
Bài 11: Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng
Bài 12: Tổng hợp dao động
Bài 13: Thực hành: Xác định chu kỳ dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường
Chương 3: Sóng cơ
Bài 14: Sóng cơ. Phương trình sóng
Bài 15: Phản xạ sóng. Sóng dừng
Bài 16: Giao thoa sóng
Bài 17: Sóng âm. Nguồn nhạc âm
Bài 18: Hiệu ứng Đốp-ple
Bài 19: Bài tập về sóng cơ
Bài 20: Thực hành: Xác định tốc độ truyền âm
Chương 4: Dao động và sóng điện từ
Bài 21: Dao động điện từ
Bài 22: Bài tập về dao động điện từ
Bài 23: Điện từ trường
Bài 24: Sóng điện từ
Bài 25: Truyền thông bằng sóng điện từ
Chương 5: Dòng điện xoay chiều
Bài 26: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần
Bài 27: Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm
Bài 28: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện
Bài 29: Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất
Bài 30: Máy phát điện xoay chiều
Bài 31: Động cơ không đồng bộ ba pha
Bài 32: Máy biến áp. Truyền tải điện năng
Bài 33: Bài tập về dòng điện xoay chiều
Bài 34: Thực hành: Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp
Chương 6: Sóng ánh sáng
Bài 35: Tán sắc ánh sáng
Bài 36: Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
Bài 37: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng
Bài 38: Bài tập về giao thoa ánh sáng
Bài 39: Máy quang phổ. Các loại quang phổ
Bài 40: Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại
Bài 41: Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ
Bài 42: Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng
Chương 7: Lượng tử ánh sáng
Bài 43: Hiện tượng quang điện ngoài. Các định luật quang điện
Bài 44: Thuyết lượng tử ánh sáng. Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng
Bài 45: Bài tập về hiện tượng quang điện
Bài 46: Hiện tượng quang điện trong. Quang điện trở và pin quang điện
Bài 47: Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô
Bài 48: Hấp thụ và phản xạ lọc lựa ánh sáng. Màu sắc của các vật
Bài 49: Sự phát quang. Sơ lược về laze
Chương 8: Sơ lược về thuyết tương đối hẹp
Bài 50: Thuyết tương đối hẹp
Bài 51: Hệ thức Anh-xtanh giữa khối lượng và năng lượng
Chương 9: Hạt nhân nguyên tử
Bài 52: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối
Bài 53: Phóng xạ
Bài 54: Phản ứng hạt nhân
Bài 55: Bài tập về phóng xạ và phản ứng hạt nhân
Bài 56: Phản ứng phân hạch
Bài 57: Phản ứng nhiệt hạch
Chương 10: Từ vi mô đến vĩ mô
Bài 58: Các hạt sơ cấp
Bài 59: Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
Bài 60: Sao. Thiên hà
Bài 61: Thuyết Big Bang
Phụ lục: Đáp án và đáp số bài tập