Giới thiệu sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1 nâng cao Giáo dục Việt Nam
Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1 nâng cao Giáo dục Việt Nam được soạn thảo theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Cùng Học liệu tìm hiểu nội dung chương trình học của cuốn sách này trong phần dưới đây.
Nội dung sách
Nội dung cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 1 Nâng cao Giáo dục Việt Nam được chia thành 18 tuần học, cung cấp đầy đủ kiến thức giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, nghị luận…
Chúng tôi sẽ gởi đến các em học sinh file PDF sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập 1 nâng cao Giáo dục Việt Nam (tải xuống miễn phí), nhằm giúp các bạn tra cứu nhanh lý thuyết, kiến thức dễ dàng hơn.
Tuần 1:
Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác).
Đọc thêm: Cha tôi (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục – Đặng Huy Trứ).
Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội.
Tuần 2:
Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).
Đọc thêm: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
Bài viết số 1 (Nghị luận xã hội).
Tuần 3:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
Nguyễn Đình Chiểu.
Luyện tập về hiện tượng tách từ.
Tuần 4:
Tự tình (bài II – Hồ Xuân Hương).
Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát).
Trả bài viết số 1.
Bài viết số 2 (Nghị luận xã hội – Bài làm ở nhà).
Tuần 5:
Câu cá mùa thu (Thu điếu – Nguyễn Khuyến).
Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến).
Đọc thêm: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến).
Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa.
Tuần 6:
Nguyễn Khuyến.
Thương vợ (Trần Tế Xương).
Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương).
Thao tác lập luận phân tích.
Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Về xã hội).
Tuần 8:
Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ).
Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Trinh).
Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Về tác phẩm thơ).
Trả bài viết số 2.
Tuần 9:
Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm).
Đọc thêm:
Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều – Nguyễn Trường Tộ).
Đổng Mẫu (Trích Sơn Hậu).
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam.
Ngữ cảnh.
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
Bài viết số 3 (Nghị luận văn học).
Tuần 10:
Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (Trích – Hồ Biểu Chánh).
Ngữ cảnh (Tiếp theo).
Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Về tác phẩm văn xuôi).
Tuần 11:
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Đọc thêm: “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc).
Thao tác lập luận so sánh.
Luyện tập về thao tác lập luận so sánh.
Tuần 12:
Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).
Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà (Trích Việc làng – Ngô Tất Tố).
Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Trả bài viết số 3.
Tuần 13:
Chí Phèo (Nam Cao).
Đọc thêm: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).
Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn.
Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận.
Tuần 14:
Đời thừa (Nam Cao).
Nam Cao.
Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí.
Tuần 15:
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng).
Luyện tập về tách câu.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Tuần 16:
Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét – Sếch-xpia).
Đọc kịch bản văn học.
Ôn tập về Làm văn.
Tuần 17:
Ôn tập về Văn học (Học kì I).
Bài viết số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I).
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Tuần 18:
Luyện tập về từ Hán Việt.
Bản tin.
Luyện tập viết bản tin.
Trả bài viết số 4.