Giới thiệu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 – Giáo dục Việt Nam
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 – Giáo dục Việt Nam được biên soạn theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục. Nội dung chương trình học phong phú được biên soạn bám sát theo chương trình học Tiếng Việt lớp 5.
Nội dung sách
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 gồm những nội dung chính sau:
- Chủ điểm 1-2-3: Việt Nam Tổ Quốc em
- Chủ điểm 4-5-6: Cánh chim hòa bình
- Chủ điểm 7-8-9: Con người với thiên nhiên
- Chủ điểm 10: Ôn tập giữa kì I
- Chủ điểm 11-12-13: Giữ lấy màu xanh
Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung chương trình học Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trong phần tiếp theo dưới đây. Thư viện học liệu hi vọng cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tâp 1 này giúp quý phụ huynh có thêm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc giúp đỡ, hướng dẫn con em ôn tập, học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Tuần 1: Việt Nam – Tổ Quốc em
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Thư gửi các học sinh
Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945.
Chính tả (Nghe – viết): Việt Nam thân yêu
Nghe – viết chính tả và ôn tập quy tắc viết c/k , g/gh , ng/ngh.
Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Kể chuyện: Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập vào năm 1928.
Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Bài đọc miêu tả bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi.
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Kết bài: Nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Tìm các từ chỉ màu sắc với mức độ đậm, nhạt khác nhau của mỗi màu. Quan sát các vật có màu sắc tương ứng và đặt câu.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Nêu tên các sự vật (con người, cây cối, con vật, đồ vật…) trong buổi sớm mùa thu. Qua đó, chỉ ra cách quan sát của tác giả bằng những giác quan (mắt, mũi, tai, miệng hay làn da). Chọn chi tiết tiêu biểu.
Tuần 2: Việt Nam – Tổ Quốc em
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học. Dân tộc ta rất đáng tự hào vì nền văn hiến lâu đời.
Chính tả (Nghe – viết): Lương Ngọc Quyến
Lương Ngọc Quyến là một chí sĩ yêu nước thời cận đại.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
Tổ quốc có nghĩa là đất nước, được bao đời trước xây dựng và gìn giữ.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
Tập đọc: Sắc màu em yêu
Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu vì các sắc màu đó đều gắn với những sự vật, cảnh vật và những người mà bạn yêu quý. Qua đó cũng thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê
Luyện tập làm báo cáo thống kê.
Tuần 3: Việt Nam – Tổ Quốc em
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc : Lòng dân
Vở kịch nói về tấm lòng gan dạ, thương cán bộ và sự dũng cảm, mưu trí của dì Năm. Khi chú cán bộ chạy trốn lính cai, vào nhà dì Năm, dì đã nhận đó là chồng mình. Dù bị trói, bị uy hiếp, dì vẫn không hoảng sợ, không khai báo.
Chính tả (Nhớ – viết): Thư gửi các học sinh
Nhớ – viết chính tả và quy tắc đánh dấu thanh
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân
Đồng bào là những người cùng giống nòi, cùng đất nước.
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Kể câu chuyện về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Tập đọc: Lòng dân (tiếp theo)
Vở kịch được đặt tên là “Lòng dân” vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Vì tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả cảnh
Quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ vô cùng sinh động, tác giả Tô Hoài đã đem đến cho người đọc cảnh mưa rào nhiều điều thú vị.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Đọc kĩ đoạn văn, chú ý hành động của các bạn nhỏ và điền từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp vào mỗi ô trống.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tiếp theo)
Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
Tuần 4: Cánh chim hòa bình
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Những con sếu bằng giấy
Qua cái chết của một em bé Nhật Bản, tác giả đã tố cáo tội ác chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân, đồng thời nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
Chính tả (Nghe – viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Nghe – viết chính tả và quy tắc đánh dấu thanh.
Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Tập đọc: Bài số ca về trái đất
Bài thơ là lời kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Quan sát ngôi trường em theo trình tự thời gian, không gian… và lập dàn ý.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa
Luyện tập về từ trái nghĩa
Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)
Kiểm tra viết văn tả cảnh.
Tuần 5: Cánh chim hòa bình
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc
Chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. Qua đó thể hiện tình cảm chân thành và vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc dù khác quốc tịch, màu da.
Chính tả (Nghe – viết): Một chuyên gia máy xúc
Nghe – viết chính tả và quy tắc đánh dấu thanh (các tiếng chứa uô / ua)
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hoà bình
Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
Tập đọc: Ê-mi-li, con…
Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê
1.Dựa vào kết quả học tập của mình để hoàn thành bài tập. 2.Tìm hiểu cụ thể điểm số của các thành viên trong tổ, sau đó điền vào bảng thống kê.
Luyện từ và câu: Từ đồng âm
Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa.
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh
1.Nghe thầy/cô nhận xét về bài làm của mình và các bạn. 2.Làm theo yêu cầu bài tập. 3.Đọc những bài văn hay và rút kinh nghiệm cho những bài văn sau.
Tuần 6: Cánh chim hòa bình
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
Câu chuyện ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của người da đen, nhằm giành lấy quyền tự do, dân chủ và đối xử bình đẳng giữa các chủng tộc.
Chính tả (Nhớ – viết): Ê-mi-Ii, con…
Nhớ – viết chính tả và quy tắc đánh dấu thanh (các tiếng chứa ưa / ươ)
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác
Làm theo yêu cầu của bài tập. Đọc kĩ và phân biệt nghĩa của mỗi tiếng “hữu”, “hợp”.
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Những câu chuyện thể hiện tình hữu nghị hoặc một nước mà em biết.
Tập đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Câu chuyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, gan dạ đối đầu với tên sĩ quan Đức. Đồng thời ca ngợi những người đấu tranh cho hòa bình và quyền con người như nhà văn vĩ đại Si-le.
Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
Đọc bài và chỉ ra hậu quả mà chất độc màu da cam mang đến cho con người. Từ đó, đưa ra giải pháp và hành động để giúp đỡ họ.
Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ
Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Đọc kĩ và xác định những mốc thời gian được nhắc tới trong bài. Phân tích tác giả đã dùng giác quan nào để quan sát.
Tuần 7: Con người với thiên nhiên
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Những người bạn tốt
Câu chuyện kể về nghệ sĩ A-ri-ôn với đàn cá heo. Qua đó ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
Chính tả (Nghe – viết): Dòng kinh quê hương
Nghe – viết chính tả và quy tắc đánh dấu thanh (các tiếng chứa ia / iê)
Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Kể chuyện: Cây Cỏ nước Nam
Ý nghĩa của câu chuyện khuyên người ta yêu quý thiên nhiên, hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
Tập đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Giúp nhận biết, xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn tả cảnh. Đồng thời biết viết câu mở đoạn cho một đoạn văn.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (tiếp theo)
Dựa vào dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
Tuần 8: Con người với thiên nhiên
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Kì diệu rừng xanh
Vẻ đẹp kì thú của cảnh rừng và tình yêu của tác giả đối với cảnh vật thiên nhiên.
Chính tả (Nghe -viết): Kì diệu rừng Xanh
Nghe -viết chính tả và quy tắc đánh dấu thanh (các tiếng chứa yê /ya)
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
Mở rộng vốn từ về thiên nhiên, làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Tập đọc: Trước cổng trời
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc và cuộc sống thanh bình, hòa thuận, hăng say trong lao động chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
Miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đồng thời, biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
Tuần 9: Con người với thiên nhiên
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Cái gì quý nhất?
Bài văn khẳng định giá trị cao quý của người lao động. Lao động sẽ làm ra mọi của cải, vật chất trên đời.
Chính tả (Nhớ – viết): Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Nhớ – viết chính tả và phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
Mở rộng vốn từ về thiên nhiên. Đồng thời, biết dùng từ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời. Từ đó, có thể chọn lọc từ gợi tả cảnh đẹp thiên nhiên khi viết đoạn văn.
Tập đọc: Đất Cà Mau
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh luận.
Luyện từ và câu: Đại từ
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tiếp theo)
Biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
Tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1
Ôn tập giữa học kì 1 (Tiếng Việt lớp 5).
Tiết 1
Ôn tập giữa học kì 1
Tiết 2
Ôn tập giữa học kì 1
Tiết 3
Ôn tập giữa học kì 1
Tiết 4
Ôn tập giữa học kì 1
Tiết 5
Ôn tập giữa học kì 1
Tiết 6
Ôn tập giữa học kì 1
Tiết 7
Ôn tập giữa học kì 1
Tiết 8
Tập làm văn
Tuần 11: Giữ lấy màu xanh
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ
Chuyện miêu tả vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
Chính tả (Nghe – viết): Luật Bảo vệ môi trường
Nghe – viết chính tả và phân biệt âm đầu l / n, âm cuối n / ng
Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô
Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Kể chuyện: Người đi săn và con nai
Tô Hoài.
Tập đọc: Tiếng vọng
Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh
Trả bài tập làm văn, giúp các em tự nhận xét về bài viết của mình. Đồng thời, dựa vào lời nhận xét của thầy/cô để chọn viết lại một đoạn văn tả cảnh ở phần thân bài cho hay hơn.
Luyện từ và câu: Quan hệ từ
Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. Và nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan từ.
Tập làm văn: Luyện tập làm đơn
Củng cố lại lí thuyết và biết cách viết một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn.
Tuần 12: Giữ lấy màu xanh
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Mùa thảo quả
Bài đọc giới thiệu về cây thảo quả ở Đản Khao. Khi vào mùa, thảo quả chín tỏa hương thơm khắp nơi. Sức sống của cây rất mạnh mẽ, cây sinh sôi nhanh chóng, phủ kín núi rừng, trông vui mắt.
Chính tả (Nghe – viết): Mùa thảo quả
Nghe – viết chính tả và phân biệt âm đầu s / x, âm cuối t / c
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
Mở rộng vốn từ về chủ điểm bảo vệ môi trường. Đồng thời, biết vận dụng vốn từ của mình để hoàn thành các bài tập.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
Tập đọc: Hành trình của bầy ong
Hiểu những phẩm chất đáng quý cùa bầy ong: cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em.
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
Tìm quan hệ từ trong một đoạn văn và đặt câu với các quan hệ từ đó.
Tập làm văn: Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)
Giúp các em biết cách quan sát và chọn lọc những chi tiết tả người.
Tuần 13: Giữ lấy màu xanh
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Người gác rừng tí hon
Câu chuyện về tình yêu rừng và sự can đảm của bạn nhỏ. Ba bạn làm nghề gác rừng, bạn có ý thức bảo vệ rừng cao. Khi thấy có lâm tặc, bạn đã báo ngay cho công an. Bọn lâm tặc bị bắt, bạn nhỏ là người gác rừng dũng cảm.
Chính tả (Nghe – viết): Hành trình của bầy ong
Nghe – viết chính tả và phân biệt âm đầu s / x, âm cuối t / c
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
Vận dụng vốn từ về chủ điểm bảo vệ môi trường để hoàn thành các bài tập.
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm tốt, một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện.
Tập đọc: Trồng rừng ngập mặn
Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
Biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả người mà em thường gặp.
Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
Vận dụng những kiến thức đã học về quan hệ từ để hoàn thành bài tập.
Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) tiếp theo
Dựa vào dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
Tuần 14: Vì hạnh phúc con người
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Chuỗi ngọc lam
Câu chuyện cảm động về cô bé Gioan và chủ cửa hàng Pi-e. Cô bé giành toàn bộ tiền để mua vòng ngọc tặng chị gái. Pi-e bán vòng cho cô bé. Anh đã mất vợ chưa cưới, bằng việc gần như tặng chị em Gioan chiếc vòng, anh nguôi đi nỗi buồn.
Chính tả (Nghe – viết): Chuỗi ngọc lam
Chính tả (Nghe – viết): Chuỗi ngọc lam
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại
Hệ thống kiến thức về từ loại, quy tắc viết hoa danh từ riêng, đại từ xưng hô trong tiếng Việt. Đồng thời, các em sẽ được thực hành các bài tập bổ trợ kiến thức đã được ôn tập.
Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé
Rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh minh họa. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.
Tập đọc: Hạt gạo làng ta
Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi, là tấm lòng của hậy phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tập làm văn: Làm biên bản cuộc họp
Giúp các em ghi lại được một biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em theo đúng quy định.
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại (tiếp theo)
Ôn lại kiến thức về các từ loại động từ, tính từ và quan hệ từ. Đồng thời, vận dụng những kiến thức về từ loại để viết một đoạn văn có sử dụng các từ loại đã học.
Tập làm văn: Luyện tập làm biên bản cuộc họp
Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em.
Tuần 15: Vì hạnh phúc con người
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Thấy được tình cảm yêu quý cô giáo của người Tây Nguyên. Họ biết trong văn hóa, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Chính tả (Nghe – viết): Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Nghe – viết chính tả và phân biệt âm đầu tr / ch, thanh hỏi / thanh ngã.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc
Giải nghĩa được từ hạnh phúc, tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tập đọc: Về ngôi nhà đang xây
Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
Tập làm Văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ
Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa của một từ và vận dụng vốn từ để nhận xét về những sự vật, hiện tượng.
Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động) tiếp theo
Hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.
Tuần 16: Vì hạnh phúc con người
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền
Câu chuyện về Hải Thượng Lãn Ông, vốn là một thầy thuốc nhân ái, chữa bệnh cứu người, không cần danh lợi. Ông chữa bệnh cho người nghèo, đau lòng khi không cứu được người, đi khắp nơi chữa bệnh không làm ngự y trong cung. Ông đề cao nhân nghĩa.
Chính tả (Nghe – viết): Về ngôi nhà đang xây
Nghe – viết chính tả và phân biệt các âm đầu r/d/gi, v/d, các vần iêm/im, iêp/ip
Luyện từ và câu: Tống kết vốn từ
Tổng kết vốn từ, giúp các em tìm được những từ đồng nghĩa, trái nghĩa của một từ. Đồng thời, biết vận dụng vốn từ để nhận xét về những sự vật, hiện tượng.
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
Tập đọc: Thầy cúng đi bệnh viện
Phê phán cách nghĩ mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)
Kiểm tra năng lực viết bài văn tả người.
Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ (tiếp theo)
Tự kiểm tra vốn từ và vận dụng những kiến thức đã học để đặt câu theo yêu cầu.
Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc
Biết cách lập biên bản một vụ việc xảy ra trong cuộc sống.
Tuần 17: Vì hạnh phúc con người
Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.
Tập đọc: Ngu Công xã Trịnh Tường
Chuyện ca ngợi tấm gương ông Phàn Phù Lìn đã tiên phong, dám nghĩ dám làm, thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ của 51 đứa con
Nâng cao kĩ năng làm các bài tập chính tả, chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát, tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ lục bát.
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Phân loại từ theo cấu tạo của chúng. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất
Những bài ca dao về nỗi khổ cực của người dân lao động, dạy cách trồng cấy. Dù trồng cấy phụ thuộc vào thiên nhiên, vất vả lao động nhưng con người vẫn luôn vui vẻ, tận hưởng thành quả.
Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn
Biết cách viết một lá đơn đúng quy định.
Luyện từ và câu: Ôn tập về câu
Nhận diện các kiểu câu: câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến. Đồng thời, biết cách phân biệt và xác định được các thành phần của câu.
Tập làm văn: Trả bài văn tả người
Biết được những ưu, khuyết điểm về bài làm văn tả người của bản thân. Qua đó, sẽ biết cách chữa bài và viết lại những đoạn văn cho hay hơn.
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1
Ôn tập cuối học kì 1 (Tiếng Việt lớp 5).
Tiết 1
Ôn tập cuối học kỳ 1.
Tiết 2
Ôn tập cuối học kì 1.
Tiết 3
Ôn tập cuối học kì 1.
Tiết 3.
Ôn tập cuối học kì 1.
Tiết 4
Ôn tập cuối học kì 1.
Tiết 5
Ôn tập cuối học kì 1.
Tiết 6
Ôn tập cuối học kì 1.
Tiết 7
Ôn tập cuối học kì 1.
Tiết 8
Ôn tập cuối học kì 1.