Trang chủ / Sách giáo khoa / Lớp 5 / Tiếng Việt / Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 – Giáo dục Việt Nam

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 – Giáo dục Việt Nam

Giới thiệu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 – Giáo dục Việt Nam

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 – Giáo dục Việt Nam được biên soạn theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục. Nội dung chương trình học phong phú được biên soạn bám sát theo chương trình học Tiếng Việt lớp 5.

Tieng Viet 5 Tap 2 nxb giao duc viet nam

Nội dung sách

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tiếp tục chương trình học của tập 1 gồm những nội dung chính sau:

  • Chủ điểm 19-20-21: Việt Nam Tổ Quốc em
  • Chủ điểm 22-23-24: Cuộc sống thanh bình
  • Chủ điểm 25-26-27: Nhớ nguồn

Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung chương trình học Tiếng Việt lớp 5 tập 2 – Giáo dục Việt Nam trong phần tiếp theo dưới đây. Giáo án điện tử hi vọng cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tâp 2 này giúp quý phụ huynh có thêm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc giúp đỡ, hướng dẫn con em ôn tập, học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Tuần 19: Người công dân

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Người công dân số Một

    Bài tập đọc là đoạn trích của một vở kịch, diễn tả tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

    Nghe – viết chính tả và phân biệt âm đầu r/d/gi; âm chính o/ô.

  3. Luyện từ và câu: Câu ghép

    Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

  4. Kể chuyện: Chiếc đồng hồ

    Rèn luyện kĩ năng kể chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa và biết đánh giá, nhận xét bạn kể chuyện.

  5. Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)

    Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

  6. Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)

    Biết cách dựng đoạn mở bài theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.

  7. Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép

    Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép. Nối bằng từ có tác dụng nối. Và nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

  8. Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

    Biết cách dựng đoạn kết bài theo hai cách: mở rộng và không mở rộng.

Tuần 20: Người công dân

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ

    Bài đọc ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Cánh cam lạc mẹ

    Nghe – viết chính tả và phân biệt âm đầu r/d/gi; âm chính o/ô

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân

    Hiểu nghĩa của từ công dân, đồng thời, mở rộng thêm vốn từ về chủ đề công dân.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

    Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

  5. Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng

    Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.

  6. Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)

    Kiểm tra năng lực, vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn tả người.

  7. Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

    Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

  8. Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động

    Vận dụng kiến thức để lập chương trình hoạt động theo đúng mục đích.

Tuần 21: Người công dân

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Trí dũng song toàn

    Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Trí dũng song toàn

    Nghe – viết chính tả và phân biệt âm đầu r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân

    Biết ghép từ công dân với những từ khác để tạo thành những cụm từ có nghĩa; đồng thời, dựa vào những kiến thức đã học để viết một đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

    Rèn luyện kĩ năng kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm của người công dân.

  5. Tập đọc: Tiếng rao đêm

    Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu một em bé thoát nạn.

  6. Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động

    Biết cách lập chương trình hoạt động theo những mục đích khác nhau.

  7. Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

    Thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

  8. Tập làm văn: Trả bài văn tả người

    Tự nhận xét về bài văn tả người của mình; đồng thời, biết rút kinh nghiệm và viết lại một số đoạn văn theo cách khác hay hơn.

Tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Lập làng giữ biển

    Bài đọc thể hiện khát vọng và quyết tâm của người dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Hà Nội

    Nghe – viết chính tả và ôn tập về quy tắc viết hoa (viết tên người, tên địa lí Việt Nam).

  3. Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

    Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta cần nối chúng bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

  4. Kể chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng

    Dựa vào các tranh minh họa và lời kể của giáo viên thể hiện câu chuyện tự nhiên và giọng kể phù hợp với nội dung truyện.

  5. Tập đọc: Cao Bằng

    Bài thơ ca ngợi vùng đất Cao Bằng có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

  6. Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện

    Ôn lại các kiến thức về văn kể chuyện: khái niệm và cấu tạo của bài văn kể chuyện.

  7. Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tiếp theo)

    Để thể hiện mối quan hệ tương phản của hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

  8. Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết)

    Kiểm tra tập làm văn.

Tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Phân xử tài tình

    Bài đọc là câu chuyện về một vị quan thông minh, xử án giỏi và rất công bằng. Ông tìm ra người phụ nữ định lừa đảo để lấy miếng vải, tìm ra chú tiểu ăn trộm tiền của chùa. Ông đã giữ gìn sự công bằng cho cuộc sống.

  2. Chính tả: Nhớ – viết: Cao Bằng

    Nhớ – viết chính tả và ôn tập về quy tắc viết hoa (viết tên người, tên địa lí Việt Nam)

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự – An ninh

    Hiểu nghĩa và tìm những từ ngữ liên quan đến các từ thuộc chủ điểm trật tự, an ninh.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

    Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.

  5. Tập đọc: Chú đi tuần

    Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.

  6. Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động

    Rèn luyện kĩ năng lập được bản chương trình hoạt động theo từng mục đích khác nhau.

  7. Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

    Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một cặp quan hệ từ.

  8. Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện

    Trả bài văn kể chuyện, giúp các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài tập làm văn. Từ đó, các em biết chữa những lỗi trong bài làm.

Tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-đê

    Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Núi non hùng vĩ

    Nghe – viết chính tả ôn tập về quy tắc viết hoa (viết tên người, tên địa lí Việt Nam)

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự – An ninh

    Hiểu nghĩa và tìm những danh từ, động từ có thể kết hợp với từ an ninh.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

    Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia.

  5. Tập đọc: Hộp thư mật

    Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

  6. Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật

    Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.

  7. Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

    Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ người ta có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng: vừa… đã…; chưa… đã…; mới… đã…, vừa… vừa…; càng… càng…; đâu… đấy; nào… đấy; sao… vậy; bao nhiêu… bấy nhiêu…

  8. Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật (tiếp theo)

    Ôn lại các kiến thức về văn miêu tả đồ vật và trình bày miệng dàn ý bài văn miêu tả trong nhóm, nói trước lớp.

Tuần 25: Nhớ nguồn

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng

    Bài đọc ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Ai là thuỷ tổ loài người

    Nghe – viết chính tả và ôn tập về quy tắc viết hoa (viết tên người, tên địa lí nước ngoài).

  3. Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ

    Trong bài văn, đoạn văn các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu đấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

  4. Kể chuyện: Vì muôn dân

    Dựa vào các tranh minh họa và lời kể của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

  5. Tập đọc: Cửa sông

    Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

  6. Tập làm văn: Tả đồ vật (Kiểm tra viết)

    Kiểm tra năng lực viết bài văn miêu tả các đồ vật như quyển sách, đồng hồ báo thức, đồ vật trong nhà…

  7. Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ

    Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ nói về một người, một vật, một việc đã dùng ở câu đứng trước bằng những đại từ hoặc những từ đồng nghĩa.

  8. Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại

    Biết cách chữa lại bài văn tả đồ vật theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Tuần 26: Nhớ nguồn

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Nghĩa thầy trò

    Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

    Nghe – viết cính tả và ôn tập về quy tắc viết hoa (viết tên người, tên địa lí nước ngoài).

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

    Hiểu được nghĩa của từ truyền thống, mở rộng thêm vốn từ về truyền thống.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

    Hãy kể lại một câu chuyện em đã được ngh hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

  5. Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

    Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

  6. Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại

    Tập viết đoạn đối thoại dựa theo nội dung được gợi ý để hoàn thiện màn kịch.

  7. Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

    Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

  8. Tập làm văn: Trả bài văn tả đồ vật

    Biết cách chữa lại bài văn tả đồ vật theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Tuần 27: Nhớ nguồn

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Tranh làng Hồ

    Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

  2. Chính tả: Nhớ – viết: Cửa sông

    Nhớ – viết chính tả và ôn tập về quy tắc viết hoa (viết tên người, tên địa lí nước ngoài)

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống

    Hiểu được ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ có nội dung về những truyền thống quý báu của dân tộc ta.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

    Rèn luyện kĩ năng kể chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.

  5. Tập đọc: Đất nước

    Bài đọc thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

  6. Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối

    Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).

  7. Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

    Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…

  8. Tập làm văn: Tả cây cối (Kiểm tra viết)

    Ôn lại các kiến thức đã học về văn miêu tả cây cối và viết một bài văn tả một loài cây mà em yêu thích hoặc có dịp quan sát.

Ôn tập giữa học kì 2

Ôn tập giữa học kì 2 (Tiếng Việt lớp 5).

  1. Tiết 1

    Ôn giữa học kì 2.

  2. Tiết 2

    Ôn giữa học kì 2.

  3. Tiết 3

    Ôn giữa học kì 2.

  4. Tiết 4

    Ôn giữa học kì 2.

  5. Tiết 5

    Ôn giữa học kì 2.

  6. Tiết 6

    Ôn giữa học kì 2.

  7. Tiết 7

    Ôn giữa học kì II.

  8. Tiết 8

    Ôn giữa học kì 2.

Tuần 29: Nam và nữ

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Một vụ đắm tàu

    Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

  2. Chính tả: Nhớ – viết: Đất nước

    Nhớ – viết chính tả và luyện tập viết hoa.

  3. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)

    Ôn lại những kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than và vận dụng kiến thức đã học để tìm và nêu tác dụng của các dấu câu ấy trong các bài văn.

  4. Kể Chuyện: Lớp trưởng lớp tôi

    Rèn luyện kĩ năng kể chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Hiểu được ý nghĩa của truyện. Đồng thời, biết đánh giá, nhận xét bạn kể chuyện.

  5. Tập đọc: Con gái

    Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

  6. Tập làm văn: Tập Viết đoạn đối thoại

    Tập viết đoạn đối thoại dựa theo nội dung được gợi ý để hoàn thiện màn kịch và phân vai đọc lại (hoặc diễn thử) một màn kịch.

  7. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) tiếp thep

    Ôn lại những kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than và vận dụng kiến thức đã học để điền các dấu câu phù hợp vào chỗ trống và biết đặt câu có dùng dấu câu.

  8. Tập làm văn: Trả bài văn tả cây cối

    Trả bài văn tả cây cối, giúp các em biết cách chữa lại bài văn tả cây cối theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Tuần 30: Nam và nữ

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Thuần phục sư tử

    Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Cô gái của tương lai

    Nghe – viết chính tả và luyện tập viết hoa.

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

    Hiểu được những phẩm chất của nam giới và nữ giới và mở rộng thêm vốn từ về nam và nữ thông qua những thành ngữ, tục ngữ.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

    Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

  5. Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam

    Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

  6. Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật

    Ôn tập về tả con vật và biết cách viết một đoạn văn ngắn tả tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật.

  7. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

    Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

  8. Tập làm văn: Tả con vật (Kiểm tra viết)

    Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Tuần 31: Nam và nữ

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Công việc đầu tiên

    Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Tà áo dài Việt Nam

    Nghe – viết chính tả và luyện tập viết hoa.

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

    Hiểu được ý nghĩa của các từ, câu tục ngữ nói lên những phẩm chất của con người.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

    Kể về một việc làm tốt của bạn em.

  5. Tập đọc: Bầm ơi

    Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

  6. Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh

    Ôn lại những kiến thức đã học về văn tả cảnh và biết vận dụng các kiến thức đã học để trình bày dàn ý của một trong những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì 1.

  7. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

    Ôn lại những kiến thức đã học về dấu phẩy và vận dụng những kiến thức đã học về dấu phẩy để hoàn thành các bài tập nêu tác dụng cũng như đặt dấu phẩy vào vị trí cho đúng.

  8. Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh (tiếp theo)

    Ôn lại những kiến thức đã học về văn tả cảnh và vận dụng các kiến thức đã học để lập dàn ý và trình bày miệng bài văn miêu tả cảnh.

Tuần 32: Những chủ nhân tương lai

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Út Vịnh

    Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

  2. Chính tả: Nhớ – viết: Bầm ơi

    Nhớ – viết chính tả và luyện tập viết hoa.

  3. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

    Ôn lại những kiến thức đã học về dấu phẩy và vận dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn văn và nêu được tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

  4. Kể chuyện: Nhà vô địch

    Luyện tập các dạng bài tập kể chuyện. Hệ thống các kiến thức, kể lại câu chuyện và hiểu được những câu chuyện các bạn kể.

  5. Tập đọc: Những cánh buồm

    Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.

  6. Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật

    Trả bài văn tả con vật , giúp các em biết cách chữa lại bài văn tả con vật theo sự hướng dẫn của giáo viên.

  7. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)

    Ôn lại những kiến thức đã học về dấu hai chấm và vận dụng kiến thức đã học để đặt dấu hai chấm vào chỗ trống cho hợp lí.

  8. Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)

    Kiểm tra viết năng lực viết một bài văn tả cảnh theo đúng yêu cầu của đề bài.

Tuần 33: Những chủ nhân tương lai

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

    Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

  2. Chính tả: Nghe – viết: Trong lời mẹ hát

    Nghe – viết chính tả và luyện tập viết hoa.

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em

    Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trẻ em, hiểu nghĩa và tìm những từ đồng nghĩa, những thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

    Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.

  5. Tập đọc: Sang năm con lên bảy

    Điều người cha muốn nói với con: khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.

  6. Tập làm văn: Ôn tập về tả người

    Ôn lại các kiến thức về văn tả người, lập dàn ý chi tiết, trình bày được một đoạn văn tả người.

  7. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)

    Ôn lại những kiến thức đã học về dấu ngoặc kép và vận dụng kiến thức đã học để đặt dấu ngoặc kép vào chỗ trống cho hợp lí.

  8. Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết)

    Kiểm tra năng lực viết một bài văn tả người.

Tuần 34: Những chủ nhân tương lai

Gồm tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

  1. Tập đọc: Lớp học trên đường

    Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, sự khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

  2. Chính tả: Nhớ – viết: Sang năm con lên bảy

    Nhớ – viết chính tả và luyện tập viết hoa.

  3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận

    Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm quyền và bổn phận, hiểu nghĩa và tìm những từ đồng nghĩa, thành ngữ, tục ngữ về bổn phận.

  4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

    Rèn luyện kĩ năng kể lại được một câu chuyện về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi; công tác xã hội. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

  5. Tập đọc: Nếu trái đất thiếu trẻ con

    Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

  6. Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh

    Biết cách chữa lại bài văn tả cảnh theo sự hướng dẫn của giáo viên.

  7. Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)

    Ôn lại những kiến thức đã học về dấu gạch ngang và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.

  8. Tập làm văn: Trả bài văn tả người

    Biết cách chữa lại bài văn tả người theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Ôn tập cuối học kì 2

Ôn tập cuối học kì 2 (Tiếng Việt lớp 5).

  1. Tiết 1

    Ôn tập cuối học kì 2.

  2. Tiết 2

    Ôn tập cuối học kì 2.

  3. Tiết 3

    Ôn tập cuối học kì 2.

  4. Tiết 4

    Ôn tập cuối học kì 2.

  5. Tiết 5

    Ôn tập cuối học kì 2.

  6. Tiết 6

    Ôn tập cuối học kì 2.

  7. Tiết 7

    Ôn tập cuối học kì 2.

  8. Tiết 8

    Ôn tập cuối học kì 2.