Trang chủ / Sách giáo khoa / Lớp 6 / Âm nhạc / Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Giới thiệu sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 Chân Trời Sáng tạo được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc 2018 với các nội dung chính là: Hát, nhạc cụ, đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc và nghe nhạc. Các bài học trong sách được xây dựng trên nguyên tác tinh giản, chủ yếu lấy hoạt động thực hành để hình thành kiến thức và phát triển kĩ năng.

Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo gồm 8 chủ đề, mỗi chủ đề truyền tải những nội dung học tập hấp dẫn, hình ảnh minh họa sống động, chứa đựng các giá trị văn hóa dân tộc và thế giới.

am nhac lop 6 chan troi sang tao

Nội dung sách

Mời quý phụ hoanh và các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung chương trình học của cuốn Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo cùng Ngân hàng đề thi dưới đây.

Chủ đề 1: Vui bước đến trường.

  • Hát: Bài hát Mùa khai trường.
  • Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 1.
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1.
  • Lí thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
  • Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
  • Nghe nhạc: Nghe bài hát Lên đàng.

Chủ đề 2: Bài ca hoà bình.

  • Hát: Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
  • Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin.
  • Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 2.
  • Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 1.
  • Nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím.
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2.
  • ‘Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Văn Cao.
  • Nghe nhạc: Nghe bài hát Tiến về Hà Nội.

Chủ đề 3: Biết ơn thầy cô.

  • Hát: Bài hát Niềm tin thắp sáng trong tim em.
  • Lí thuyết âm nhạc: Nhịp.
  • Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 3.
  • Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 2.
  • Nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím.
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3.
  • Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Antonio Vivaldi.
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn tác phẩm Concerto số 3 Mùa thu.

Chủ đề 4: Khúc hát quê hương.

  • Hát: Bài hát Đi cắt lúa.
  • Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 3.
  • Nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím.
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4.
  • Lí thuyết âm nhạc: Cung và nửa cung.
  • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam.
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn tác phẩm Cung đàn đất nước.

Chủ đề 5: Bài ca lao động.

  • Hát: Bài hát Hò ba lí.
  • Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 4.
  • Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 4.
  • Nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím.
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 5.
  • Thường thức âm nhạc: Nghệ nhân Hà Thị Cầu.
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn Xẩm thập ân.

Chủ đề 6: Cùng vui hoà ca.

  • Hát: Bài hát Em đi trong tươi xanh.
  • Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 5.
  • Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 5.
  • Nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím.
  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 6.
  • Thường thức âm nhạc: Hát bè.
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn hợp xướng Ca ngợi tổ quốc.

Chủ đề 7: Giai điệu năm châu.

  • Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 7.
  • Hát: Bài hát Kỉ niệm xưa (Auld lang syne).
  • Lí thuyết âm nhạc: Các bậc chuyển hoá, dấu hoá.
  • Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây.
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn tác phẩm Czardas.

Chủ đề 8: Khúc ca tình bạn.

  • Hát: Bài hát Tia nắng hạt mưa.
  • Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 6.
  • Nhạc cụ giai điệu: Bài thực hành số 6.
  • Nhạc cụ sáo recorder hoặc kèn phím.
  • Nghe nhạc: Nghe trích đoạn hợp xướng Ode to joy.

Xem sách online

Tải sách

download button