Giới thiệu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6 Cánh diều
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6 Cánh Diều được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Với phần Lịch sử, các em được tìm hiểu nguồn gốc loài người, đặc biệt là khám phá các nền văn minh trên thế giới. Hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam từ thời dụng nước đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 – mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
Với phần Địa Lí, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6 Cánh Diều sẽ giúp các em tìm hiểu Trái Đất từ trên cao, để nhìn rõ hơn toàn cảnh Trái Đất, đặc biệt là vỏ Trái Đất, nơi có lớp vỏ đá (thạch quyển), lớp vỏ khí (khí quyển)…
Nội dung sách
Nội dung chính của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6 Cánh Diều gồm các nội dung sau. Cùng Thư viện học liệu tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
PHẦN I: LỊCH SỬ
Chương 1: Vì sao cần học lịch sử?
Bài 1: Lịch sử là gì?
Bài 2: Thời gian trong lịch sử?
Chương 2: Thời nguyên thủy
Bài 3: Nguồn gốc loài người
Bài 4: Xã hội nguyên thủy
Bài 5: Chuyển biến về kinh tế – xã hội cuối thời nguyên thủy
Chương 3: Xã hội cổ đại
Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Bài 7: Ấn Độ cổ đại
Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Chương 4: Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)
Chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc
Bài 12: Nước Văn Lang
Bài 13: Nước Âu Lạc
Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938)
Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của việt nam thời bắc thuộc
Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)
Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc
Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Chương 7: Vương quốc chăm-pa và vương quốc phù nam
Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa
Bài 19: Vương quốc Phù Nam
PHẦN II: ĐỊA LÍ
Chương 1: Bản đồ – Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ
Bài 3: Lược đồ trí nhớ
Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Chương 2: Trái Đất – Hành tinh trong hệ Mặt Trời
Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa
Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất
Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu
Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió
Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu
Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa
Chương 5: Nước trên Trái Đất
Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà
Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới
Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất
Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất
Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới
Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương
Chương 7: Con người và thiên nhiên
Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới
Bài 25: Con người và thiên nhiên
Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất