Giới thiệu sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 5 – Giáo dục Việt Nam
Sách giáo khoa Mĩ Thuật Lớp 5 là một trong những cuốn sách giáo khoa cơ bản do Bộ Giáo Dục Đào Tạo tổ chức biên soạn. Nội dung giúp em rèn luyện nhiều hơn về nét vẽ của mình thông qua các bài vẽ trang trí, vẽ theo màu, vẽ tranh theo chủ đề và các em sẽ được làm quen với các khối hộp và khối cầu trong tranh vẽ và sử dụng trang trí.
Nội dung sách
Sách gồm 35 bài học về vẽ trang trí, vẽ tranh, vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung chương trình học của sách giáo khoa Mĩ Thuật lớp 5 cùng SGK online trong phần tiếp theo sau đây.
Bài số 1. Thường thức mĩ thuật – Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
Tranh vẽ một thiếu nữ mặc áo dài trắng ngồi nghiêng đầu bên bình hoa huệ, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng cánh hoa trông rất duyên dáng và mang nét đẹp dịu dàng của người con gái Hà Nội thời trước.
Bài số 2. Vẽ trang trí – Màu sắc trong trang trí
Màu sắc có vai trò rất quan trọng trong trang trí, làm cho cảnh vật trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Khi trang trí, không thể thiếu màu sắc.
Bài số 3. Vẽ tranh – Đề tài trường em
Em hãy chọn một nội dung yêu thích và nhớ lại các hình ảnh, màu sắc đặc trưng để vẽ tranh về trường của em.
Bài số 4. Vẽ theo mẫu – Khối hộp và khối cầu
Khối hộp gồm có sáu mặt và các mặt đều phẳng, quan sát từ một phía chỉ thấy một hay hai hoặc ba mặt của khối hộp. Khối cầu không có các mặt phân biệt rõ như khối hộp mà bề mặt cong đều, quan sát từ mọi phía luôn thấy có dạng hình tròn.
Bài số 5. Tập nặn tạo dáng – Nặn con vật quen thuộc
Chọn con vật em yêu thích để nặn.
Bài số 6. Vẽ trang trí – Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục
Chọn một hoạ tiết ở trang 18 để vẽ hoặc vẽ tiếp hình và màu vào đường diềm ở vở thực hành.
Bài số 7. Vẽ tranh – Đề tài an toàn giao thông
Vẽ một bức tranh về an toàn giao thông ở địa phương em.
Bài số 8. Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu
Từng nhóm tìm hai vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu để đặt mẫu rồi vẽ.
Bài số 9. Thường thức mĩ thuật – Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam
Điêu khắc cổ đã góp phần tạo nên sự phong phú cho kho tàng văn hoá Việt Nam, được đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật.
Bài số 10. Vẽ trang trí – Trang trí đối xứng qua trục
Trang trí hình vuông hoặc hình tròn theo trục đối xứng.
Bài số 11. Vẽ tranh – Đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11
Là ngày tôn vinh nghề dạy học, là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc các thầy giáo, cô giáo.
Bài số 12. Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có hai vật mẫu
Vẽ mẫu có hai vật mẫu (cái chai và quả hoặc mẫu khác có dạng tương đương).
Bài số 13. Tập nặn tạo dáng – Nặn dáng người
Nặn một hoặc nhiều hình người mà em thích rồi tạo dáng cho sinh động, phù hợp với nội dung.
Bài số 14. Vẽ trang trí – Trang trí đường diềm ở đồ vật
Trang trí đường diềm ở túi xách, cái khay hoặc cái đĩa (tự tìm kích thước và tạo dáng đồ vật).
Bài số 15. Vẽ tranh – Đề tài Quân đội
Nội dung tranh vẽ về đề tài quân đội, ví dụ: bộ đội hành quân, tập luyện trên thao trường, giúp dân chống bão lụt, lao động sản xuất, giao lưu văn nghệ với nhân dân,…
Bài số 16. Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có hai vật mẫu
Vẽ lọ và quả (vẽ bằng bút chì đen).
Bài số 17. Thường thức mĩ thuật – Xem tranh Du kích tập bắn
Hình ảnh các anh du kích được vẽ với những tư thế khác nhau rất sinh động. Màu sắc trong tranh tươi sáng, đậm nhạt rõ ràng, diễn tả được cái nắng chói chang của ngày hè ở Nam Trung Bộ.
Bài số 18. Vẽ trang trí – Trang trí hình chữ nhật
Trang trí hình chữ nhật theo hướng dẫn trong vở thực hành.
Bài số 19. Vẽ tranh – Đề tài ngày Tết, lễ hội, mùa xuân
Tết, lễ hội và mùa xuân là những ngày vui trong năm, thường để lại ấn tượng sâu sắc đối với mọi người.
Bài số 20. Vẽ tranh theo mẫu – Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
Chọn và bày một trong số các mẫu sau để vẽ: ấm tích và cái bát; ấm pha trà và cái cốc; bình đựng nước, cái bát và quả.
Bài số 21. Tâp nặn tạo dáng – Đề tài tự chọn
Em hãy chọn một nội dung và vật liệu thích hợp để nặn hoặc tạo hình theo ý thích.
Bài số 22. Vẽ trang trí – Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
Tập kẻ chữ: A, B, M, N vào các ô trong vở thực hành.
Bài số 23. Vẽ tranh – Đề tài tự chọn
Vẽ một bức tranh theo ý thích.
Bài số 24. Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
Vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
Bài số 25. Thường thức mĩ thuật – Xem tranh Bác Hồ đi công tác
Bác Hồ đi công tác là một trong những bức tranh đẹp vẽ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Bài số 26: Vẽ trang trí – Tập kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
Kẻ dòng chữ CHĂM NGOAN hoặc HỌC TẬP vào vở thực hành.
Bài số 27: Vẽ tranh – Đề tài Môi trường
Vẽ một bức tranh về môi trường ở nơi em đang sống.
Bài số 28: Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu)
Vẽ lọ, hoa và quả (vẽ màu hoặc xé dán bằng giấy màu).
Bài số 29: Tập nặn tạo dáng – Đề tài Ngày hội
Quan sát các hoạt động trong ngày hội, từ đó có thể chọn được nhiều nội dung để nặn tạo dáng.
Bài số 30: Vẽ trang trí – Trang trí đầu báo tường
Báo tường thường ra vào những dịp lễ, Tết của dân tộc hoặc các đợt thi đua để động viên phong trào chung của đơn vị.
Bài số 31: Vẽ tranh – Đề tài Ước mơ của em
Ước mơ là những mong muốn tốt đẹp của mỗi người, như: học giỏi; được vui chơi; trở thành kĩ sư, bác sĩ, nhà du hành vũ trụ,…; trái đất không còn chiến tranh, môi trường sống trong lành…
Bài số 32: Vẽ theo mẫu – Vẽ tĩnh vật (vẽ mẫu)
Vẽ hoặc xé dán lọ, hoa và quả.
Bài số 33: Vẽ trang trí – Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
Trang trí một cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi theo ý thích.
Bài số 34: Vẽ tranh – Đề tài tự chọn
Vẽ một bức tranh theo ý thích.
Bài số 35: Tổng kết năm học – Trưng bày các bài vẽ bài tập nặn đẹp
Chọn các bài vẽ đẹp và trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem.