Trang chủ / Sách giáo khoa / Lớp 5 / Khoa học / Sách giáo khoa Khoa học lớp 5 – Giáo dục Việt Nam

Sách giáo khoa Khoa học lớp 5 – Giáo dục Việt Nam

Giới thiệu sách giáo khoa Khoa học lớp 5 – Giáo dục Việt Nam

Sách giáo khoa Khoa Học Lớp 5 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành. Sách xoay quanh các chủ đề như: Con người và sức khóe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Mỗi vấn đề trong Sách Giáo Khoa Khoa Học Lớp 5 được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất, đúng với thực tế trong đời sống xã hội. Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung cuốn sách giáo khoa Khoa học lớp 5 – giáo dục Việt Nam sau đây.

Khoa hoc lop 5 nxb giao duc

Nội dung sách

Để thuận tiện cho quá trình học tập của các em học sinh, Giáo án điện tử sẽ đính kèm file sách phía bên dưới.

Phần 1: Con người và sức khỏe

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người

  1. Bài số 1. Sự sinh sản

    Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

  2. Bài số 2 – 3. Nam hay nữ

    Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.

  3. Bài số 4. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?

    Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.

  4. Bài số 5. Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?

    Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố. Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

  5. Bài số 6. Từ lúc mới sinh ra đến tuổi dậy thì

    Tuổi dậy thì con gái thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi, con trai thường bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi. Ở tuổi này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.

  6. Bài số 7. Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

    Tuổi trưởng thành: trở thành người lớn, tự chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội. Tuổi trung niên: có thời gian và điều kiện tích luỹ kinh nghiệm sống. Tuổi già: vẫn có thể đóng góp cho xã hội, truyền kinh nghiệm cho con, cháu.

  7. Bài số 8. Vệ sinh ở tuổi dậy thì

    Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo. Đặc biệt, phải thay quần áo lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hằng ngày. Đối với nữ, khi hành kinh cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần trong ngày.

  8. Bài số 9 – 10. Thực hành: Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện

    Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.

  9. Bài số 11. Dùng thuốc an toàn

    Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng, cần dùng thuốc theo chỉ định cũa bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

  10. Bài số 12. Phòng bệnh sốt rét

    Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra. Bệnh sốt rét đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.

  11. Bài số 13. Phòng bệnh sốt xuất huyết

    Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.

  12. Bài số 14. Phòng bệnh viêm não

    -Cách phòng bệnh viêm não tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn. Hiện nay đã có thuốc tiêm phòng bệnh viêm não. Cần đi tiêm phòng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

  13. Bài số 15. Phòng bệnh viêm gan A

    Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. Muốn phòng bệnh cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

  14. Bài số 16. Phòng tránh HIV/AIDS

    Chỉ dùng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ. Không tiêm chích ma tuý. Tiêm chích ma tuý là một con đường dẫn đến HIV/AIDS. Không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu. Để phát hiện một người có nhiễm HIV hay không người ta thường xét nghiệm máu.

  15. Bài số 17. Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS

    HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm,…; không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ.

  16. Bài số 18. Phòng tránh bị xâm hại

    Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ của người khác mà không rõ lí do. Không đi nhờ xe người lạ. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

  17. Bài số 19. Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

    Đi đúng làn đường; không vượt đèn đỏ; không đi quá tốc độ cho phép; khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm;…

  18. Bài số 20 – 21. Ôn tập: Con người và sức khỏe

    Ôn tập chương một.

Phần 2: Vật chất và năng lượng

Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng, sự biến đổi của vật chất và cách sử dụng năng lượng.

  1. Bài số 22. Tre, mây, song

    Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.

  2. Bài số 23. Sắt, gang, thép

    Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Các hợp kim của sắt được dùng để làm các đồ dùng như nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc,… và nhiều loại máy móc, tàu xe, cầu, đường sắt…

  3. Bài số 24. Đồng và hợp kim của đồng

    Đồng là kim loại được sử dụng rộng rãi, như làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển,… Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình; các nhạc cụ hoặc để chế vũ khí, đúc tượng,…

  4. Bài số 25. Nhôm

    Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như dùng để chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ,…

  5. Bài số 26. Đá vôi

    Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,…

  6. Bài số 27. Gốm xây dựng, gạch, ngói

    Các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ đều được gọi là đồ gốm. Gạch, ngói được làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao.

  7. Bài số 28. Xi măng

    Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. Xi măng có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Khi trộn với một ít nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng bị khô, kết thành tảng, cứng như đá.

  8. Bài số 29. Thủy tinh

    Thuỷ tinh được làm từ cát trắng và một số chất khác. Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng, nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.

  9. Bài số 30. Cao su

    Cao su tự nhiên được chế biến từ nhựa cây cao su. Cao su nhân tạo thường được chế biến từ than đá, dầu mỏ.

  10. Bài số 31. Chất dẻo

    Chất dẻo được làm ra từ dầu mỏ và than đá. Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.

  11. Bài số 32. Tơ sợi

    Tơ sợi là nguyên liệu của ngành dệt may và một số ngành công nghiệp khác.

  12. Bài số 33 – 34. Ôn tập và kiểm tra học kì I

    Ôn tập học kì I.

  13. Bài số 35. Sự chuyển thể của chất

    Các chất có thể tổn tại ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. Khi nhiệt độ thay đổi, một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

  14. Bài số 36. Hỗn hợp

    Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

  15. Bài số 37. Dung dịch

    Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.

  16. Bài số 38 – 39. Sự biến đổi hóa học

    Phân biệt sự biến đổi hóa học và biến đổi lí học.

  17. Bài số 40. Năng lượng

    Làm thí nghiệm đơn giản về các vật chất có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ… nhờ được cung cấp năng lượng.

  18. Bài số 41. Năng lượng mặt trời

    Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện,…

  19. Bài số 42 – 43. Sử dụng năng lượng chất đốt

    Chất đốt khi bị đốt cháy sẽ cung cấp năng lượng để đun nóng, thắp sáng, chạy máy, sản xuất ra điện,… cần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt.

  20. Bài số 44. Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy

    Năng lượng gió có thể dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện…

  21. Bài số 45. Sử dụng năng lượng điện

    Điện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin,… Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hằng ngay,…

  22. Bài số 46 – 47. Lắp mạch điện đơn giản

    Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện. Các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.

  23. Bài số 48. An toàn và tránh lãnh phí khi sử dụng điện

    Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,… Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện).

  24. Bài số 49 – 50. Ôn tập: Vật chất và năng lượng

    Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.

Phần 3: Thực vật và động vật

Tìm hiểu đặc điểm và sinh sản của thực vật và động vật.

  1. Bài số 51. Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa

    Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.

  2. Bài số 52. Sự sinh sản của thực vật có hoa

    Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Các loài hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.

  3. Bài số 53. Cây non mọc lên từ hạt

    Điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.

  4. Bài số 54. Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

    Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc từ rễ hoặc từ lá.

  5. Bài số 55. Sự sinh sản của động vật

    Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.

  6. Bài số 56. Sự sinh sản của côn trùng

    Quá trình phát triển của một số loại côn trùng và biện pháp tiêu diệt một số loại côn trùng gây hại cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người.

  7. Bài số 57. Sự sinh sản của ếch

    Đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn, vào ban đêm, ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái. Ếch cái đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trứng ếch đã được thụ tinh nở ra nòng nọc, nòng nọc ph

  8. Bài số 58. Sự sinh sản và nuôi con của chim

    Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp (từng đôi). Chúng thường biết làm tổ. Chim mái đẻ trứng và ấp trứng; sau một thời gian, trứng nở thành chim non. Chim non được bố mẹ nuôi cho đến khi có thể tự kiếm ăn.

  9. Bài số 59. Sự sinh sản của thú

    Ở các loài thú, trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể thú mẹ cho đến khi ra đời. Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú trưởng thành và được thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi có thể tự đi kiếm ăn.

  10. Bài số 60. Sự nuôi và dạy con của một số loài thú

    Hổ là loài thú ăn thịt, sống đơn độc, chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản. Hươu là loài thú ăn cỏ, lá cây, sống theo bầy, đàn.

  11. Bài số 61. Ôn tập: Thực vật và động vật

    Hệ thống một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật.

Phần 4: Môi trường và tài nguyên

Vai trò của tài nguyên và môi trường đối với đời sống xã hội.

  1. Bài số 62. Môi trường

    Khái niệm về môi trường và nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.

  2. Bài số 63. Tài nguyên thiên nhiên

    Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

  3. Bài số 64. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người

    Môi trường tự nhiên ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, con người có tác động đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

  4. Bài số 65. Tác động của con người đến môi trường rừng

    Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho: khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên; đất bị xói mòn trở nên bạc màu; động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

  5. Bài số 66. Tác động của con người đến môi trường đất

    Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

  6. Bài số 67. Tác động của con người đến môi trường không khí và nước

    Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.

  7. Bài số 68. Một số biện pháp bảo vệ môi trường

    Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.

  8. Bài số 69. Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

    Củng cố kiến thức về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm và có biện pháp bảo vệ môi trường.

  9. Bài số 70. Ôn tập và kiểm tra cuối năm

    Ôn tập và kiểm tra các kiến thức đã học.

Xem sách online

Tải sách

download button