Giới thiệu sách giáo khoa Kĩ Thuật lớp 5 – Giáo dục Việt Nam
Sách giáo khoa Kĩ thuật Lớp 5 được biên soạn theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục, sách gồm 3 chương hướng dẫn các em các kĩ thuật cơ bản để làm công việc hàng ngày trong cuộc sống.
Sách gồm 20 bài học được chia thành 3 chương với các nội dung sau: Kĩ thuật phục vụ, Kĩ thuật nuôi gà, Lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Tìm hiểu nội dung chi tiết của cuốn sách giáo khoa Kĩ Thuật lớp 5 – Giáo dục Việt Nam cùng SGK online ngay sau đây.
Nội dung sách
Chương 1. Kĩ thuật phục vụ
Lý thuyết và thực hành cắt, khâu, thêu, nấu ăn.
Bài số 1. Đính khuy hai lỗ
Khâu khuy (cúc hoặc nút) vào vị trí đã xác định trên sản phẩm may mặc được gọi là đính khuy.
Bài số 2. Thêu dấu nhân
Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
Bài số 3. Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải có các dụng cụ thích hợp và khi sử dụng cần chú ý sử dụng đúng cách, đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Bài số 4. Chuẩn bị nấu ăn
Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm đảm bảo cho bữa ăn đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Bài số 5. Nấu cơm
Nấu cơm là công việc hàng ngày và quen thuộc đối với mọi gia đình ở nước ta. Tuỳ theo điều kiện của từng gia đình, có thể nấu cơm bàng bếp đun hoặc nấu cơm bàng nồi cơm điệ
Bài số 6. Luộc rau
Rau luộc là món ăn đơn giản, dễ chế biến, mát, bổ và ngon miệng. Vào những ngày nóng nực, rau luộc là món ăn được ưa chuộng trong bữa ăn chính của nhiều gia đình ở nước ta.
Bài số 7. Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
Trước bữa ăn cần bày thức ăn và dụng cụ ăn uống sao cho hấp dẫn, thuận tiện và phù hợp với thói quen, điều kiện của gia đình. Dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ. Sau bữa thu dọn ăn cần gọn gàng, cẩn thận và đảm bảo vệ sinh.
Bài số 8. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa sạch ngay sau bữa ăn. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống bằng nước rửa bát và nước sạch. Rửa xong phải sạch và được xếp vào nơi khô ráo.
Bài số 9. Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
Em hãy chọn một trong hai nội dung cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn.
Chương 2. Kĩ thuật nuôi gà
Lý thuyết về cách nuôi dưỡng và chăm sóc gà.
Bài số 10. Lợi ích của việc nuôi gà
Gà dễ nuôi, chóng lớn, đẻ nhiều. Thịt gà, trứng gà là thực phẩm thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.
Bài số 11. Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Các giống gà khác nhau có đặc điểm hình dạng, khả năng sinh trưởng, sinh sản khác nhau. Khi chăn nuôi cần chọn giống gà phù hợp với điều kiện và mục đích chăn nuôi.
Bài số 12. Thức ăn nuôi gà
Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.
Bài số 13. Nuôi dưỡng gà
Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là cho gà ăn và cho gà uống. Khi nuôi gà cần cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng và hợp vệ sinh.
Bài số 14. Chăm sóc gà
Chăm sóc gà nhằm giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn và có sức chống bệnh tốt.
Bài số 15. Vệ sinh phòng bệnh cho gà
Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh và làm tăng sức chống bệnh cho gà. Thường xuyên cọ rửa sạch sẽ dụng cụ cho gà ăn, uống, làm vệ sinh chuồng nuôi và tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
Chương 3. Lắp ghép mô hình kĩ thuật
Lý thuyết và thực hành mô hình kĩ thuật.
Bài số 16. Lắp xe cần cẩu
Lắp xe cần cẩu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
Bài số 17. Lắp xe ben
Lắp xe ben đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
Bài số 18. Lắp máy bay trực thăng
Lắp máy bay trực thăng đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
Bài số 19. Lắp rô-bốt
Lắp rô-bốt đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
Bài số 20. Lắp ghép mô hình tự chọn
Tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sách giáo khoa hoặc sưu tầm.